Vận dụng phương pháp tính hàng tồn kho

longkhanh10

Member
Hội viên mới
T
heo chuẩn mực kế toán số 02 (hàng tồn kho), việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ có ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý trong việc trình bày giá trị hàng tồn kho trên báo cáo tài chính và kết quả lãi, lỗ của các hoạt động của một doanh nghiệp.
Thông tin về hàng tồn kho và kết quả lãi, lỗ theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp là cơ sở để phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định quản lý hàng tồn kho và các quyết định kinh doanh. Sẽ có những thiếu sót, sai lầm trong các định hướng sản xuất kinh doanh một khi các thông tin kế toán cung cấp không đảm bảo kịp thời, trung thực và hợp lý.
Với ý nghĩa trên, trên cơ sở nội dung, ưu nhược điểm của từng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho; đặc điểm và yêu cầu quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, kế toán mỗi doanh nghiệp xác định phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một số căn cứ làm cơ sở cho việc vận dụng phương pháp tính giá cho từng loại hàng tồn kho.
* Đối với vật liệu, công cụ, dụng cụ:
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên liệu, vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại có công dụng, quy cách, phẩm chất khác nhau, nghiệp vụ nhập, xuất xảy ra thường xuyên với khối lượng lớn. Để quản lý có hiệu quả nguyên liệu, vật liệu đòi hỏi kế toán phải theo dõi số hiện có, tình hình nhập, xuất theo từng kho, từng loại, từng thứ nguyên liệu, vật liệu.
Khi nguyên liệu, vật liệu nhập kho kế toán có thể tính toán ghi chép giá trị thực tế vật liệu theo từng lần nhập trên cơ sở hóa đơn mua hàng và các chứng từ về chi phí mua khác.
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu, trên cơ sở giá thực tế tồn kho và nhập kho trong kỳ, kế toán có khả năng tính ngay được giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho theo từng lần xuất. Tuy nhiên, việc tính toán giá thực tế xuất kho sẽ không đơn giản đối với những doanh nghiệp có quá nhiều thứ, loại nguyên liệu, vật liệu với khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất nhiều. Khó khăn có thể được khắc phục khi doanh nghiệp ứng dụng tin học vào công tác kế toán.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng, việc tính toán giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho là nhằm tính toán chi phí nguyên liệu, vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh làm cơ sở để tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại được xác định vào cuối kỳ. Hơn nữa, theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị thực tế vật liệu tồn kho và xuất kho lại được tính vào lúc cuối kỳ.
Với nhận thức trên, việc lựa chọn phương pháp tính giá vật liệu tồn kho cuối kỳ và xuất kho trong kỳ phụ thuộc vào tính thường xuyên hay không thường xuyên của nghiệp vụ nhập, xuất; tình hình trang bị các phương tiện tính toán và phương pháp kế toán hàng tồn kho mà các doanh nghiệp có sự lựa chọn thích hợp.
- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán vật liệu, tùy theo tính phức tạp hay đơn giản của nghiệp vụ nhập, xuất và tình hình trang bị các phương tiện tính toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền (Bình quân sau mỗi lần nhập);
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước;
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước.
- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán vật liệu, thì việc lựa chọn các phương pháp đánh giá có phần thuận lợi hơn (Vì chỉ tính một lần vào cuối kỳ) và có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
• Phương pháp bình quân gia quyền (Bình quân cuối kỳ);
năm, cuối vụ).
• Phương pháp nhập trước, xuất trước;
• Phương phán nhập sau, xuất trước.
Đối với công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường là ít chủng loại; nghiệp vụ nhập, xuất ít nên ngoài các phương pháp tính giá sử dụng cho vật liệu kế toán còn có thể sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính toán giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho và tồn kho cuối kỳ.
* Đối với thành phẩm:
So với nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thường ít chủng loại, phẩm cấp và khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất cũng ít xảy ra ra so với nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa.
Vì tính thường xuyên liên tục của sản xuất nên nghiệp vụ nhập kho thành phẩm trong kỳ của doanh nghiệp xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, do sự không thống nhất của thời điểm nhập kho và định kỳ tính giá thành của sản phẩm, nên khi nhập kho thành phẩm trong kỳ, kế toán chưa xác định được giá thực tế của thành phẩm nhập kho. Giá thực tế của thành phẩm nhập kho chỉ được xác định vào thời điểm cuối kỳ và phù hợp với kỳ tính giá thành. Chính vì lẽ đó, việc tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho theo từng nghiệp vụ xuất kho là không thể thực hiện được. Một khía cạnh khác cần đặc biệt quan tâm hơn, đó là trường hợp ở một số doanh nghiệp xuất phát từ đặc điểm của ngành mà kì hạn tính giá thành sản phẩm lớn hơn so với định kỳ hạch toán của doanh nghiệp. Tiêu biểu cho trường hợp này là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp (kỳ tính giá thành thường cuối
Như vậy, việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế cho thành phẩm xuất kho và tồn kho cuối kỳ chủ yếu phụ thuộc vào kỳ tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán thành phẩm:
+ Trường hợp ở doanh nghiệp mà định kỳ tính giá thành nhỏ hơn hoặc trùng với kỳ tính hạch toán: trong trường hợp đó, khi phản ảnh thành phẩm nhập kho và xuất kho trong kỳ, kế toán chỉ có thể theo dõi, ghi chép về mặt lượng, khi tính được giá thành sản phẩm nhập kho kế toán mới xác định được giá trị cho số lượng thành phẩm nhập kho. Còn đối với thành phẩm xuất kho và tồn kho cuối kỳ, kế toán có thể áp dụng phương pháp bình gia quyền (bình quân cuối kỳ) để tính giá.
+ Trường hợp ở các doanh nghiệp mà kỳ tính giá thành lớn hơn định kỳ hạch toán thì có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép thành phẩm nhập kho và xuất kho trong kỳ, khi tính được giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất mới tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế cho số lượng thành phẩm nhập kho, xuất kho trong kỳ và tồn cuối kỳ.
- Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán thành phẩm:
+ Trường hợp định kỳ tính giá thành nhỏ hơn hoặc trùng với định kỳ hạch toán, các doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp sau:
• Phương pháp bình quân gia quyền (Bình quân cuối kỳ);
• Phương pháp nhập trước, xuất trước;
• Phương pháp nhập sau xuất trước.
+ Trường hợp định kỳ tính giá thành sản phẩm lớn hơn định kỳ hạch toán: trong trường hợp đó, cuối kỳ, kế toán vẫn chưa tính được giá thành thực tế của sản phẩm, cho nên để tính toán giá thành thành phẩm nhập kho, xuất kho và tồn kho cuối kỳ kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép. Khi nào tính được giá thành thực tế của sản phẩm xuất nhập kho trong kỳ, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế cho số sản phẩm nhập kho, xuất kho và tồn kho cuối kỳ.
* Đối với hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại:
Hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại rất đa dạng phong phú về chuẩn loại, qui cách phẩm chất. Hàng hóa được nhập từ nhiều nguồn và được tiêu thụ theo nhiều phương thức và trên nhiều thị trường khác nhau.
Trong doanh nghiệp thương mại với mục đích là mua, bán hàng hóa nên nghiệp vụ nhập, xuất hàng hóa xảy ra thường xuyên với khối lượng lớn.
Trong các doanh nghiệp thương mại nhiệm vụ trung tâm là kinh doanh hàng hóa nên công tác quản lý hàng hóa và kiểm soát nội bộ được tổ chức tương đối chặt chẽ và có tính chuyên môn cao hơn so với nguyên vật liệu và thành phẩm. Hơn nữa, khác với vật liệu, mục đích của hàng hóa là mua về dự trữ để bán. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi trong ghi chép và tính giá so với vật liệu.
Khi nhập kho hàng hóa, kế toán có thể tính toán, ghi chép cả số lượng và giá trị thực tế của từng loại, thứ hàng hóa nhập kho trên cơ sở giá hóa đơn và các chứng từ về chi phí thu mua lên quan.
Khi xuất kho hàng hóa, trên cơ sở giá thực tế nhập kho và tồn kho đầu kỳ, kế toán có thể tính giá thực tế trực tiếp cho từng nghiệp vụ xuất kho. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn, ít mặt hàng, qui mô nghiệp vụ nhập xuất không nhiều thì có thể tính cho từng hóa đơn theo từng mặt hàng cụ thể. Đối với những đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng với khối lượng, qui mô nghiệp vụ nhập, xuất lớn và thường xuyên, kế toán không thể tính được giá thực tế trực tiếp cho mỗi nghiệp vụ xuất (hoặc tính được nhưng mất quá nhiều thời gian và công sức) trong trường hợp đó, trong kỳ khi xuất kho kế toán có thể ghi chép theo dõi mặt lượng, cuối kỳ tiến hành tính giá thực tế một lần rồi mới ghi giá trị thực tế xuất kho tương ứng. Mặt khác, nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng hóa thì việc tính toán giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ và xuất kho trong kỳ cũng được tính vào lúc cuối kỳ. Hơn nữa, việc xác định giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho và xuất kho trong kỳ là nhằm phục vụ cho việc tính toán, xác định kết quả tiêu thụ, lập báo cáo kế toán - tài chính, những vấn đề này lại được tiến hành vào lúc cuối kỳ, cho nên cuối kỳ mới tính giá trị thực tế hàng hóa xuất và tồn kho cũng không ảnh hưởng đến công tác quản lý và tính toán, xác định kết quả kinh doanh.
Với những đặc điểm và yêu cầu quản lý của hàng hóa đã xem xét với những mục tiêu chung về xác định phương pháp tính giá hàng tồn kho, để tính giá trị thực tế cho hàng hóa xuất kho và tồn kho cuối kỳ, kế toán có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá sau:
• Phương pháp tính giá thực tế đích danh
• Phương pháp bình quân gia quyền
• Phương pháp nhập trước, xuất trước
• Phương pháp nhập sau, xuất trước
Từ những phân tích trên, để việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho của doanh nghiệp đảm bảo tính khoa học, hợp lý khi lựa chọn cần phải căn cứ vào các vào:
+ Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Đặc điểm của hàng tồn kho và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.
+ Trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán;
+ Tình hình, khả năng trang bị các công cụ tính toán, khả năng xử lý thông tin;
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng.
Trong thực tế hiện nay, kế toán các doanh nghiệp khi lựa chọn các phương pháp tính giá hàng tồn kho thường hay quan tâm đến tính đơn giản hơn là tính chính xác và hợp lý hoặc theo thói quen mà những năm trước, người làm kế toán trước đã áp dụng. Do vậy, để gạt bỏ những quan niệm chưa thật đúng đắn đó, ngoài những căn cứ đã nêu trên, người làm kế toán phải nhận thức đầy đủ ưu, nhược điểm của các phương pháp tính giá hàng tồn kho và sự ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh, đến tính kịp thời, trung thực, hợp lý của thông tin để lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho hợp lý nhất./.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top