Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

sunbeam

New Member
Hội viên mới
Chào các bác,
Hôm nay em gặp một câu trắc nghiệm mà loay hoay mãi vẫn chưa biết chọn đáp án nào là chuẩn nhất.
Nhờ các cao thủ giải thích giúp em với ạ.
Câu hỏi như sau:
Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) là phương pháp giả thiết rằng:
a)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau
b)Về mặt hiện vật và giá trị gắn chặt với nhau,thứ nhập sau, xuất trước, nhập trước xuất sau
c)Về mặt hiện vật, số vật liệu,dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, nhập kho trước thì xuất sau: xuất hết thứ nhập sau mới xuất thứ nhập trước
d)Tất cả đáp án trên đều sai​

Em xin đa tạ các bác nhiều ạ.
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Bài này đáp án d là đúng.
Thực ra phương pháp nhập sau xuất trước là thể hiện về giá trị chứ không phải hiện vật, nếu là về hiện vật vậy hàng tồn kho lâu hết hạn sử dụng mất thì sao.
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Vote cho:
D) Tất cả đều sai.
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

uh ,bạn thothonb nói có lý
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Hi bạn!
Đáp án d vì ở đây phải giả thiết là giá trị, số vật liệu , dụng cụ, sản phẩm nào nhập kho sau thì xuất trước, xuất hết thứ nhập sau rồi mới xuất thứ nhập trước. Kế toán theo dõi về mặt giá trị, giá trị ở đây là giá trị sổ sách của vật liệu, dụng cụ để tính giá xuất kho, thủ kho mới là người quản lý về mặt hiện vật, xuất hiện vật nào là do thủ kho, còn xuất giá trị nào là do kế toán ghi theo phương pháp đã chọn.
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

:kinhhoang:
 
công nhận câu này khó, phải nói là rất khó, mà đúng là cực kỳ khó. Hồi xưa đi học mình có học vài phương pháp xuất kho như: Thực tế đích danh, bình quân gia quyền, bình quân sau mỗi lần nhập, FIFO, LIFO...Mình thấy phương pháp LIFO này chính là xuất giá trị của hàng nhập sau ra trước, hết thì sẽ xuất hàng nhập trước ra. Do đó, Đáp án cuối cùng của mình là d (không biết có được tấm séc 120 triệu ko):money:
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

:money:120tr ở đâu vậy bạn 9kt1, chỉ mình với, thanks :love03:
 
Mình tưởng đây là Cuộc thi "tôi là tỷ phú" nên hỏi séc đâu. Nhân tiện mình có hỏi luôn. Nếu như trong thời kỳ kinh tế suy thoái, giá cả leo thang thì chọn phương pháp xuất kho nào là hợp lý nhất, và chuẩn nhất với Báo Cáo Tài chính. (câu này hơi bị khó lun) hehehe
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Thế thì phải nói là bạn muốn báo cáo lợi nhuận nhìu hay ít nữa chớ!!!
Nếu là mình, ko muốn đóng nhìu thuế thì sẽ chọn LIFO
Trả nhời rồi, có được gì ko zậy mà câu đố hoành tráng thía!!!:daotac:
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

[/COLOR]
Mình tưởng đây là Cuộc thi "tôi là tỷ phú" nên hỏi séc đâu. Nhân tiện mình có hỏi luôn. Nếu như trong thời kỳ kinh tế suy thoái, giá cả leo thang thì chọn phương pháp xuất kho nào là hợp lý nhất, và chuẩn nhất với Báo Cáo Tài chính. (câu này hơi bị khó lun) hehehe
Thời kỳ kinh tế suy thoái, giá cả leo thang -> nền kinh tế xảy ra lạm phát, các mặt hàng tăng giá, thế thì chọn Lifo rồi bạn à. Khi dùng lifo lúc đó giá vốn sẽ cao nhất -> thuế nộp ít nhất, hehe:chopmat:
 
Sửa lần cuối:
Mình thấy câu trả lời rất hay, tuy nhiên bạn để ý thấy là nếu xuất hết hàng giá trị cao đi, rõ ràng chỉ còn lại hàng với giá trị thấp (chưa xuất hết mà). Mà báo cáo cân đối kế toán mục giá trị hàng tồn kho lấy theo số dư cuối kỳ. do đó, Về mặt hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính sẽ không phù hợp với giá trị thị trường lắm. Và liệu như vậy sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính trong quá trình phân tích không?
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Theo các tính toán thì phương pháp LIFO cho lãi ít nhất. Điều này cũng dẫn đến tiền thuế phải nộp Nhà nước là ít nhất. Do đó, quĩ tiền mặt của doanh nghiệp sẽ cao nhất. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang thiếu tiền thì nên chọn phương pháp LIFO.
Trên lý thuyết là vậy nhưng thực tế lại khác
FIFO phản ánh chính xác hơn về tình hình tài sản
LIFO phản ánh chính xác hơn về tình hình kinh doanh
Ưu và nhược của các phương pháp hạch toán hàng tồn kho
* Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

*Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế.

*Phương pháp giá hạch toán.

Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.

Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua hàng hoá ở một thời điểm nào đó hay giá hàng bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.

Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng , số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, giá thực tế của hàng nhập kho luôn biến động phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, các chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô, cho nên việc sử dụng giá hạch toán cố định trong suốt kỳ kế toán là không còn phù hợp nữa.

* Phương pháp giá thực tế đích danh.

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

*Phương pháp giá bình quân:

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

* Tóm lại: Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, còn khi giá cả giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho những qui định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh chịu.

Trong phương pháp LIFO, thông thường thì số hàng tồn cuối kỳ gồm giá gốc của những mặt hàng mua từ cũ . Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm (vì giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng với giá hiện tại của các mặt hàng tồn kho thay đổi.

Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các báo cáo tài chính cho các cổ đông.

Phương pháp bình quân trong tính giá hàng tồn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thời trên cả báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi khác nhau.

Tóm lại, sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. Việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ chịu ít ảnh hưởng nếu giá cả ổn định. Khi chỉ số giá cả tăng lên hoặc giảm xuống sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác biệt lớn về giá vốn hàng bán và bị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và FIFO. Sự khác biệt về giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn cuối kỳ cũng liên quan tới tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho. Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích nhấn mạnh chú trọng tới là điều quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho, các nhân tố khác cần xem xét tính những rủi ro của sự giảm thiểu hàng tồn kho cuối kỳ trong phương pháp LIFO; dòng tiền và sự duy trì nguồn tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất song chưa được đề cập một cách thấu đáo ở đây.

Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác. Cả 5 phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, không thay đổi tuỳ tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế toán và tuỳ theo điều kiện cụ thể về số lượng hàng hoá, số lần nhập xuất, trình độ nhân viên kế toán, điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho cho hợp lý và hiệu quả.
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Đồng ý với bạn là chỉ tiêu giá trị hàng tồn kho sẽ thấp, nhưng chỉ tiêu tài chính ở đây là EBIT, ROA, ROE, EPS,... thì lại phản ánh chính xác nhất vì nó tính đến lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế, tỉ lệ lạm phát,.........Các hệ số này hẳn bạn biết tính rùi nhỉ, chứ ghi ra đây thì hức hức...:metwa:
 
Theo mình hiểu thì ROA = (Thu nhập/Tổng tài sản)x 100%
Giả sử có 2 công ty A và B. cùng có thu nhập là 1 tỷ
Công ty A áp dụng theo LIFO --> giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thấp: a1
Công ty B áp dụng theo FIFO --> giá trị hàng tồn kho cuối kỳ cao: a2
Các yếu tố khác (tiền, phải thu …)giống nhau
 Tổng giá trị tài sản công ty A < Tổng tài sản công ty B
Theo công thức trên thì ROA (Công ty A) > ROA (công ty B)
Kết luận: khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của A lớn hơn B
Công ty A hiệu quả hơn B trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận

Kết luận trên đúng không nhỉ bạn “Thách Văn Thức”
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

FIFO phản ánh chính xác hơn về tình hình tài sản
LIFO phản ánh chính xác hơn về tình hình kinh doanh

Hehe, mình đồng ý với bạn kế toán ai đồ, bạn 9kt1 đọc kỹ à nha. Bạn 9kt1 ơi, phân tích nốt hộ mình mấy cái chỉ tiêu tài chính còn thiếu nữa nhá:love03:
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

D) tất cả đều sai
 
Các chỉ tiêu đó đương nhiên là có công thức khác nhau. Nhưng cách tính của mình có sai không? Bạn "thách văn thức" cũng thấy 2 phương pháp khác nhau sẽ đưa ra mong muốn khác nhau. Xét về tổng quan thì bạn chọn phương án nào?
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Cám ơn các bác.
Vậy đa số đều chọn đáp án đúng là d) Tất cả đều sai
Có bác nào có ý kiến khác không ạ?
 
Ðề: Thắc mắc về phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Theo mình thì phải gắn cả hiện vật và giá trị. Theo phương pháp này sẽ phải xuất đúng hàng của lô và đúng giá trị của lô. Còn việc bạn thothonb nói hết hạn sử dụng thì mình nghĩ không cần phải quan tâm đến vấn đề này vì những doanh nghiệp bán mặt hàng có thời hạn sử dụng họ sẽ không bảo giờ áp dụng phương pháp tính giá xuất kho này cả.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top