Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

MonicaHa

Member
Hội viên mới
Công ty mình vừa TM&SX. TM (ít mặt hàng, cùng mặt hàng nhưng nhiều kích thước) thì ko mua vào nhiều mà khi nào có nhu cầu của khách mới nhập hàng. Còn SX thì mỗi đơn hàng mỗi kiểu, mỗi kích thước chẳng cái nào giống cái nào và xuất hết theo đơn hàng (ko có tồn kho thành phẩm). Không đơn hàng thì ko sản xuất để bán đại trà. Vậy hàng tồn kho mình theo phương pháp nào tốt nhất? Giá đích danh hay bình quân gia quyền? Các bạn cho mình ý kiến nha. Dân mới mà nên còn mù mờ lắm :confuse1:
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Nếu cty bạn ko có tồn kho thì đích danh hay gia quyền thì cũng vậy thôi. Nhưng các cty sd BQGQ thì tính toán theo dõi khỏe hơn là đích danh
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Công ty mình vừa TM&SX. TM (ít mặt hàng, cùng mặt hàng nhưng nhiều kích thước) thì ko mua vào nhiều mà khi nào có nhu cầu của khách mới nhập hàng. Còn SX thì mỗi đơn hàng mỗi kiểu, mỗi kích thước chẳng cái nào giống cái nào và xuất hết theo đơn hàng (ko có tồn kho thành phẩm). Không đơn hàng thì ko sản xuất để bán đại trà. Vậy hàng tồn kho mình theo phương pháp nào tốt nhất? Giá đích danh hay bình quân gia quyền? Các bạn cho mình ý kiến nha. Dân mới mà nên còn mù mờ lắm :confuse1:

Theo như bạn nói thì hãy dùng phương pháp đích danh. :thumbup:
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

mình cũng cho là nên dùng giá đích danh vì phát sinh không nhiều và không có hàng tồn kho
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Ko biết đến thời điểm này mình có thể làm công văn chuyển lên thuế để thay đổi một số hình thức kế toán được k? Trễ không? Hay là phải báo từ ngày bắt đầu năm tài chính?
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Trong một năm bạn ko đc sử dụng nhiều hình thức kế toán khác nhau. Nó phải được thống nhất 1 hình thức trong 1 năm. Do vậy bạn hãy đăng ký năm sau đi nhé
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Ưu và nhược của các phương pháp tính giá thành.


* Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.



Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

*Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế.

*Phương pháp giá hạch toán.

Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.

Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua hàng hoá ở một thời điểm nào đó hay giá hàng bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.

Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng , số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, giá thực tế của hàng nhập kho luôn biến động phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, các chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô, cho nên việc sử dụng giá hạch toán cố định trong suốt kỳ kế toán là không còn phù hợp nữa.

* Phương pháp giá thực tế đích danh.

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

*Phương pháp giá bình quân:

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

* Tóm lại: Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, còn khi giá cả giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho những qui định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh chịu.

Trong phương pháp LIFO, thông thường thì số hàng tồn cuối kỳ gồm giá gốc của những mặt hàng mua từ cũ . Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm (vì giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng với giá hiện tại của các mặt hàng tồn kho thay đổi.

Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các báo cáo tài chính cho các cổ đông.

Phương pháp bình quân trong tính giá hàng tồn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thời trên cả báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi khác nhau.

Tóm lại, sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. Việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ chịu ít ảnh hưởng nếu giá cả ổn định. Khi chỉ số giá cả tăng lên hoặc giảm xuống sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác biệt lớn về giá vốn hàng bán và bị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và FIFO. Sự khác biệt về giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn cuối kỳ cũng liên quan tới tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho. Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích nhấn mạnh chú trọng tới là điều quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho, các nhân tố khác cần xem xét tính những rủi ro của sự giảm thiểu hàng tồn kho cuối kỳ trong phương pháp LIFO; dòng tiền và sự duy trì nguồn tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất song chưa được đề cập một cách thấu đáo ở đây.

Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác. Cả 5 phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, không thay đổi tuỳ tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế toán và tuỳ theo điều kiện cụ thể về số lượng hàng hoá, số lần nhập xuất, trình độ nhân viên kế toán, điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho cho hợp lý và hiệu quả.
(bạn nên tham khảo vậy nhé !)
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

theo mình thì vì nghiệp vụ phát sinh khôg nhìu và mặt hàng cũng ít dùng đích danh là chính xác hơn cả nếu dùng BQGQ thi khỏe hơn trong theo dõi và tính toán
còn thay đổi hình thức kế toán thì không dc đâu vì nó phải nhất quán nếu muốn thì phải làm từ đầu năm bạn à
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Làm từ đầu năm nhưng không phải xin phép từ đầu năm.
Cuối năm khi lập BCTC sẽ ghi rõ trong phần thuyết minh sau.
------------
Đối với hê thống tương đối khá (kế toán + thủ kho) thì dùng thực tế đích danh cũng rất dễ, không cực chút nào so với BQGQ.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Nói không thể là không đúng.
Nếu quy trình kiểm soát chất lượng tốt - giả sử đạt ISO 9000 - thì nhận diện mặt hàng + nhà cung cấp là chuyện phải làm được. Và khi đó áp dụng thực tế đích danh cũng sẽ khỏe hơn BQGQ.

BQGQ chỉ đơn giản khi DN không đặt nặng quản trị hoặc là DN SX hàng loạt.

DN SX SP hàng loạt thì số lượgn mặt hàng ít nhưng có nhiều lần phát sinh nhập xuất và đơn giá nhập khác nhau không nhiều, hoặc giá chỉ tăng theo lạm phát. Khi đó áp dụng BQGQ là tốt nhất. Bình quân liên hoàn hay bình quân 1 lần cuối tháng đều như nhau.

Đối với DN SX theo đơn đặt hàng hoặc SX còn mang nhiều thủ công thì thực tế đích danh là tốt nhất. Mặc dù lúc này có thể có số lượng mặt hàng rất lớn (NVL chẳng cái nào giống cái nào - thủ công mà), nhưng nhận diện mặt hàng luôn là yêu cầu của BGĐ. Kế toán nên đi trước 1 bước. Tổ chức, hổ trợ, yêu cầu thủ kho phải nhận diện được mặt hàng. Làm được như vậy thì chắc chắn kô bị giảm biên chế bất tử.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

công ty bạn không có hàng tồn kho thì không có giá trị để tính giá BQGQ đc,
do hàng bán theo hóa đơn hoặc mua vào bán ra nên có thể theo dõi giá nhập vào hay giá sản xuất được, vì thế nên dùng phương pháp giá đích danh thi hay hơn.
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Bạn tham khảo thử:
- Với quy mô của cty bạn, nên sử dụng Bình quân gia quyền. Đây là cách tính khá đơn giản. Hiện tại, tuy cty của bạn không có tồn kho, nhưng đến 1 lúc nào đó chắc chắn sẽ có (vì mình đã từng gặp trường hợp đó tại cty của bạn mình)
- Bình quân gia quyền phù hợp với những bạn mới vào nghề, sẽ không khiến bạn phải rối => dẫn tới làm đại => rất khó theo dõi về sau.
- "Với loại hình vật tư nào, sản xuất ra cái nấy rồi xuất đi luôn" thì người sếp thường đã nắm rỏ giá hơn cả kế toán. nhiều khi mua hàng không hóa đơn, xong tới cuối kỳ lấy hóa đơn 1 lần (cái này nói thật) thì người sếp thườnf chỉ hỏi tổng chung chi phí của hàng hóa vừa bán ra, ít khi hỏi giá từng loại. Nên bạn yên tâm dùng BQGQ.

Thân mến!
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

với qui mô như vậy, phát sinh it, không có hàng tồn kho thì nên dùng giá đích danh, tuy rắc rối hơn nhưng sẽ cụ thể hơn
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

công ty bạn không có hàng tồn kho thì không có giá trị để tính giá BQGQ đc,
do hàng bán theo hóa đơn hoặc mua vào bán ra nên có thể theo dõi giá nhập vào hay giá sản xuất được, vì thế nên dùng phương pháp giá đích danh thi hay hơn.

Quy định ở đâu vậy bạn :matdeu:
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

còn việc thay đổi hình thức kế toán thì theo như qui định phải đang ký từ đầu năm cơ
 
Đề tài: giá bình quân gia quyền

Cho mình hỏi phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền có thể một năm tính một lần vào cuối năm có được không hay bắt buộc phải tính theo tháng.
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

mình cũng nghĩ nến sử dụng phương pháp đích danh vi công ty bạn nói chung lá ít loai mặt hàng
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

Chào cả nhà!
em vừa mới tốt nghiệp và cũng vừa đi làm
Công ty em sản xuất mặt hàng thủy sản đông lạnh với nhiều mặt hàng và mẫu mã khác nhau.Vì vậy em cũng chưa biết chọn cách tính giá NVL CCDC nào cho phù hợp.
Tỉ sự em nhờ cả vào các Bác đấy!.....
Địa chỉ:email: nguyenvanchien@gmail.com
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

khi áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ số sp hoàn thành không nhập kho mà bán ngay có được cộng chung vào để tính giá xuất kho không
 
Ðề: Giá đích danh hay bình quân gia quyền?

cho mình hỏi cty mình kinh doanh phụ tùng xe máy gia cả luôn biến động ,hàng tháng mình phải tính toán vè giá gốc mà mặt hàng quá nhiều tới 20.000 mặt hàng . cho nen khi tính toán ko bao giò trùng khớp với tồn kho thực tế .bạn nào giúp mình với
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top