báo cáo tài chính hợp nhất

hoahongdacam

New Member
Hội viên mới
cho mình hỏi khoản lợi thế thương mại dược ghi nhận lả chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá tri hợp lý cửa tài sàn thuần hay giũa giá trị ghi sổ và giá gốc khoan đầu tư vào công ty con.thanks các ban!:cuccu:
 
Chào bạn!
Đoạn 12a VAS25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” quy định: “Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ (quy định tại chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh", chuẩn mực này cũng quy định phương pháp kế toán khoản lợi thế thương mại phát sinh)”.
Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con, theo VAS11 “Hợp nhất kinh doanh” được là “giá phí hợp nhất kinh doanh”:
Tại thời điểm hợp nhất kinh doanh-tại ngày công ty mẹ xác lập quyền kiểm soát đối với công ty con:
* Bản thân bên bị mua - là công ty con sau khi công ty mẹ đã xác lập quyền kiểm soát, trên Bảng CĐKT của mình vẫn trình bày các khoản mục: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu theo giá trị ghi sổ - nguyên tắc giá gốc.
Và:
(Giá trị ghi sổ thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được) = (Giá trị ghi sổ thuần của các tài sản -
Giá trị ghi sổ thuần của nợ phải trả có thể xác định được)

* Bên mua phải bỏ ra một khoản tiền là Giá phí khoản đầu tư để đổi lấy quyền kiểm soát của bên bị mua:

Lợi thế thương mại phát sinh tại thời điểm hợp nhất kinh doanh = ( Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ -
Phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng...)

Do đó khi lập BCTC HN trên cơ sở hợp cộng các khoản mục tương đương về Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu từ Bảng CĐKT của công ty mẹ và các công ty con mới chỉ thể hiện được “phần sở hữu của bên mua trong giá trị ghi sổ thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được”. Chính vì vậy các bước tiếp theo là phải xử lý các bút toán liên quan “phần sở hữu của bên mua trong chênh lệch giữa Giá tri hợp lý và giá trị ghi sổ thuần của các Tài sản, Nợ phải trả có thể xác định được”, Lợi thế thương mại.

Có thể khái quát việc phân bổ Giá phí hợp nhất - giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ như sau:

1. Trường hợp Giá tri hợp lý > giá trị ghi sổ thuần của các Tài sản, Nợ phải trả có thể xác định được:

Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ
phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được
Nợ tiềm tàng của bên bị mua nếu thoả mãn tiêu chuẩn...
Lợi thế thương mại phần sở hữu của bên mua trong giá trị ghi sổ thuần của các Tài sản, Nợ phải trả có thể xác định được phần sở hữu của bên mua trong chênh lệch Giá tri hợp lý > giá trị ghi sổ thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được

2. Trường hợp Giá tri hợp lý < giá trị ghi sổ thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được:
Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ

phần sở hữu của bên mua trong chênh lệch Giá tri hợp lý < giá trị ghi sổ thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được
phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được
nợ tiềm tàng của bên bị mua nếu thoả mãn tiêu chuẩn...
Lợi thế thương mại
Phần sở hữu của bên mua trong giá trị ghi sổ thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được

Bạn có thể tìm hiểu thêm chủ đề này tại bài viết của:
TS. Trương Thị Thủy
Ths. Chúc Anh Tú
Hoc vien Tai chinh
Đăng trên Tapchiketoan.com
 
Sửa lần cuối:
Ðề: báo cáo tài chính hợp nhất

uh. kảm ơn bạn nhé! bạn cũng dân tài chính hả! mình dang học kttc học phần 4 mà ko có nhiều tài liệu lắm.hi.thanks
 
Re: Ðề: báo cáo tài chính hợp nhất

Mình là dân Ktoan thôi, đã đi làm lâu rùi , tại thấy câu hỏi của bạn không có ai trả lời mình tham gia biết đâu sẽ giúo ích cho bạn.
Chúc bạn học tốt.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top