bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

kittybeu33

New Member
Hội viên mới
Bài tập tình huống: Trường hợp nhận lái đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ ma doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. Theo bạn, quy định này chỉ áp dụng với chứng khoán nợ hay áp dụng cho cả chứng khoán nợ lãn chứng khoán vốn. Lý do có phạm vi áp dụng đó
Theo quan điểm của mình thì quy định này chỉ áp dụng với chứng khoán nợ vì chứng khoán vốn dựa trên chênh lệch giá để kiếm lời chứ không dựa vào lãi được trả và không có lãi suất cố định được ấn định trước mà dựa vao kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
 
Ðề: bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

Bạn nào đã học qua kế toán tài chính 3,4 xin giúp đở vì tuần sau nhóm mình thuyết trình rồi
 
Ðề: bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

Theo mình còn cổ phiếu ưu đãi, mặc dù là CK vốn nhưng nó cũng có đặc điểm giống CK nợ về mức cổ tức cố định. Các bạn nghĩ sao?
 
Ðề: bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu.Cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu: Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá thường chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc chia cổ tức cố định.

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
Nhưng vấn đề đặt ra là khi chuyển nhượng cổ phiếu ưu đãi thì phần lãi tính như thế nào?
 
Ðề: bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

Bài tập tình huống: Trường hợp nhận lái đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ ma doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. Theo bạn, quy định này chỉ áp dụng với chứng khoán nợ hay áp dụng cho cả chứng khoán nợ lãn chứng khoán vốn. Lý do có phạm vi áp dụng đó
Theo quan điểm của mình thì quy định này chỉ áp dụng với chứng khoán nợ vì chứng khoán vốn dựa trên chênh lệch giá để kiếm lời chứ không dựa vào lãi được trả và không có lãi suất cố định được ấn định trước mà dựa vao kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phần màu đỏ của bạn chưa thật sự đúng, bởi vì ý nghĩa của chứng khoán vốn ( cổ phiếu ) không phải như vậy, mặc dù trên thực tế sẽ có nhiều (đa phần) trường hợp xảy ra như bạn nói, và đôi khi ranh giới giữa " đầu tư " và " đầu cơ " là rất mong manh và trong từng hoàn cảnh nó có sự chuyển hoá lẫn nhau ( đầu cơ -> đầu tư, và ngược lại ) nhưng bản chất vấn đề là khác nhau
Cho nên theo mình, cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ hoàn toàn đều được áp dụng với quy định mà bạn nêu ở trên
Ví dụ: 1 nhà đầu tư đã nắm giữ cổ phiếu được 11 tháng (từ 1/1/N) và bán lại cho 1 DN khác, cuối năm trả cổ tức bao gồm lãi dồn tích và lãi hưởng sau ngày mua thì chỉ có lãi hưởng sau ngày mua thì DN mới hạch toán vào doanh thu tài chính của DN, còn phần lãi dồn tích được trừ vào giá trị mua (ý nghĩa của nó là DN đã phải mua đắt hơn 1 khoản tiền -> chi phí cho việc hưởng thêm phần lãi dồn tích)
 
Ðề: bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

Nếu theo ví dụ bạn nêu ra, mình giả định cuối năm có thông báo cổ tức được trả là 1.500d/cp. Theo bạn thì DN sẽ hạch toán phần lãi dồn tích này như thế nào? và giả định thứ hai là thị trường ngay tại thời điểm mua, giá cổ phiếu đang có dấu hiệu đi xuống. Vậy DN có chấp nhận mua với mức giá đắt hơn 1 khoản tiền (cả lãi đầu tư dồn tích) hay không? theo ý kiến của mình thì cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn đều áp dụng trên cơ sở lãi đầu tư dồn tích nhưng đối với chứng khoán vốn chỉ áp dụng ở cổ phiếu ưu đãi chứ không phải tất cả các loại chứng khoán vốn.
 
Ðề: bài tập tình huống về lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó

Nếu theo ví dụ bạn nêu ra, mình giả định cuối năm có thông báo cổ tức được trả là 1.500d/cp. Theo bạn thì DN sẽ hạch toán phần lãi dồn tích này như thế nào? và giả định thứ hai là thị trường ngay tại thời điểm mua, giá cổ phiếu đang có dấu hiệu đi xuống. Vậy DN có chấp nhận mua với mức giá đắt hơn 1 khoản tiền (cả lãi đầu tư dồn tích) hay không? theo ý kiến của mình thì cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn đều áp dụng trên cơ sở lãi đầu tư dồn tích nhưng đối với chứng khoán vốn chỉ áp dụng ở cổ phiếu ưu đãi chứ không phải tất cả các loại chứng khoán vốn.

Theo mình

Giả định thứ nhất, nếu cổ tức được trả là 1500d/cp thì bạn cứ ước tính xem đến thời điểm DN mình mua thì người bán cổ phiếu đã nắm giữ được bao nhiêu % thời gian của năm rồi, quy ra giá trị cổ tức được hưởng thì đây chính là lãi dồn tích
-> việc xác định lãi dồn tích của trái phiếu (trái phiếu trả lãi sau), cổ phiếu theo mình đều là nhưng con số ước tính, không quy định bắt buộc và phụ thuộc vào tính chủ quan của DN

Giả định thứ hai, ngay tại thời điểm mua, giá cổ phiếu đang có dấu hiệu đi xuống, DN có nên mua hay không, thì nó phụ thuộc quyết định phân tích của nhà đầu tư, có thể không thích hợp với nhà đầu tư này nhưng với họ lại là thích hợp, mạo hiểm mà bạn (mua ở giá thấp chờ bán giá cao, và phải mua đắt hơn là chi phí cơ hội -> đầu cơ mất rùi)
:ngaytho:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top