Các phong cách nói trong tiếng Anh phổ thông

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Sau khi đã luyện được giọng nói có giai điệu, luyến liếc ngon lành, bạn có thể bước vào giai đoạn luyện nói thực sự hay luyện nói thực hành (practical speaking). Lúc này, bạn có thế coi có xuất phát điểm tương đương với người một bản ngữ thông thường. Thách thức của bạn bây giờ là nói phải hay, phải hấp dẫn người nghe, thậm chí hấp dẫn cả người bản ngữ.



Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Anh có rất nhiều phong cách nói . Nếu các bạn không phân biệt được các phong cách trong các tình huống khác nhau, cứ bê nguyên một kiểu giọng mọi lúc mọi nơi thì dễ mắc phải tật ăn nói lộp bộp như gà mắc tóc. Nói chuyện phiếm ở quán nước phải khác với tranh luận trong cuộc họp, phát biểu phải khác với đọc bản tin…



Có rất nhiều phong cách, nhưng tạm chia ra các phong cách chính như sau:



1. Giọng nói chuyện thông thường:



Đây là phong cách phổ thông nhất mà ai cũng dùng hàng ngay khi trò chuyện. Chính vì thế, nó cũng không có quy tắc gì cả, ai thích nói kiểu gì thì nói, trầm bổng, đều đều, nhỏ to đều ok cả. Nhưng vì trò chuyện thường dài, phải nói nhiều nên người ta hay nói nhanh, chú ý tới trọng âm nhưng ít luyến, đồng thời nuốt âm tiết phụ rất nhiều. Các bạn có thể tham khảo trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trên điện ảnh.



2. Giọng đọc bản tin, báo cáo



Đọc bản tin, báo cáo hay các loại hình tương tự đã bắt đầu phải có tình hình thức (formal) rồi. Người đọc bản tin có thể nói nhanh chậm tuỳ ý (các phóng viên và phát thanh viên của BBC, CNN thường đọc bản tin hay báo cáo khá nhanh, đặc biệt là tin nóng). Nhưng một yêu cầu quan trọng là phải rõ ràng, mạch lạc (vì đối tượng nghe là quần chúng) và trung tính, nghĩa là không nên đặt cảm xúc cá nhân vào câu nói (vì bản chất thông tin là phải khách quan).



3. Giọng đọc chương trình khoa học, phóng sự



Giọng đọc các chương trình kiểu phóng sự, khoa học thường thức… có yêu cầu cao hơn giọng bản tin. Nó có các tiêu chí sau:



- Rõ ràng mạch lạc (dĩ nhiên)

- Khoan thai (để người nghe còn có thời gian nắm những thông tin, nhất là thông tin khoa học)

- Mềm mại với một chút truyền cảm tương đối (nhằm mục đích lôi cuốn người nghe vào các thông tin thường là mới, chứ không phải đưa cảm xúc hay ý đồ cá nhân vào)



4. Giọng hùng biện



Đây là cấp khó nhất trong việc nói. Ngay chuyện nói trước công chúng đã không phải là việc dễ, nhất là với người Việt hay xấu hổ. Từ phát biểu, đọc diễn văn, đến diễn thuyết hay trình bày (present) hoặc nghị/tranh luận (luật sư chẳng hạn) trước đám đông đòi hỏi nhiều kĩ năng kết hợp, một trong đó là giọng nói hấp dẫn. Cái này là kết quả của năng khiếu cộng với luyện tập kiên trì. Nếu bạn là người không có khiếu hùng biện, thì hãy cần cù bù thông minh. Ngày trước có chuyện về một người hồi bé nói không ra hơi, về sau nhờ hàng ngày ngậm sỏi đứng nói át tiếng sóng biển mà trở thành nhà hùng biện nổi tiếng.



Ngoài các yêu cầu mạch lạc và rõ ràng, để luyện phong cách rất xương này ngoài còn phải rất lưu ý các điểm sau:



- Tốc độ: có thể lúc nhanh dồn dập, lúc khoan thai điềm đạm nhấn từng chữ tuỳ vào ý người muốn trình bày. Đặc biệt trọng âm câu phải rất chú trọng vì nó nêu bật ý người nói. Bình thường ta có thể nói với tốc độ trung bình, nhưng đến các từ khoá hay ngữ khoá, ta phải chậm lại, nhấn mạnh và rõ.



- Âm lượng: lúc trầm lúc bổng có kiểm soát, đặc biệt chú ý thổi âm và luyến vồng ở các trọng âm câu hay từ/ngữ khoá.



- Cảm xúc: càng truyền cảm càng tốt, vì phong cách này là phục vụ mục đích cá nhân (hay đại diện một tổ chức) nên càng khiến người nghe đồng tình với mình thì càng tốt (motivating).Tuỳ theo ý đồ, người nói hoà cả cảm xúc lẫn ý chí của mình vào câu nói, nhờ đó mà điều khiển tốc độ và âm lượng theo ý mình, giúp cho việc biểu hiện (express) được cái hồn của vấn đề.



Trên đây là 4 phong cách chính trong tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ nói chung (kể cả tiếng Việt). Ngoài ra, còn có các phong cách trung gian, hay kết hợp giữa các phong cách trên, các bạn có thể bổ sung thêm cho đa dạng.



Việc phân biệt các phong cách nói theo tình huống là rất quan trọng, để người nói có thể lựa chon giọng nói cho phù hợp, nhằm đạt kết quả là truyền đạt thông tin đến người nghe một cách tối ưu. Hơn nữa, các phong cách khá khác biệt, không thể bệ nguyên cách nói ở tình huống này vào một tình huống khác được.

(ST)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top