Nỗi buồn....

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Mùa xuân tản mạn về hoa đào
Trong thế giới đa sắc của các loài hoa, hoa đào là thứ hoa đẹp và quý, là biểu tượng của mùa xuân vĩnh hằng. Đã từ lâu, hoa đào và mùa xuân gắn bó với nhau như hai thực thể không tách rời, không thể nhắc đến mùa xuân mà lại bỏ qua hoa đào và ngược lại, thiếu một trong hai thứ đó chúng sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.
1. Trong văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia, đặc biệt đối với các nước phương Đông, các bộ phận của cây đào như: hoa đào, cây đào, quả đào đều được lựa chọn làm biểu tượng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với các tính chất sinh học, đào là cây gỗ nhỡ, thuộc họ hoa hồng, cao khoảng 3 - 4m, lá đơn mọc so le, phiến hẹp và dài, cuống ngắn, mép có răng cưa nhỏ, hoa màu hồng nhạt, mọc riêng lẻ, có 5 cánh, cuống hoa ngắn, nhị hoa có khoảng 35-40 cái, quả hạch có rãnh dọc, ở mặt ngoài có phủ nhung tơ. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng. Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc. Hoa khô thường chỉ dùng trong phạm vi một năm, nếu để lâu dễ mất tác dụng. Theo sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Chân (nhà y học cổ Trung Quốc), hoa đào giúp thông đại tiện rất nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, phù thũng.

Một số bài thuốc phổ biến từ cây đào như:
- Hoa đào, hạt vông vang, hoạt thạch, hạt cau già liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột. Mỗi lần uống 5-6g với nước sắc hành trắng vào lúc đói, có thể chữa hậu sản, đại tiện không thông.
- Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết.
- Theo sách "Nam dược thần hiệu” của Đại danh y Tuệ Tĩnh, hoa đào thu hái về, chích lấy máu mào gà thượng tuần tháng 7 (7/7 ÂL), trộn đều, bôi lên mặt, 2-3 ngày sau thuốc tróc đi thì nhan sắc tươi sáng như hoa.
- Nhân hạt đào 30g giã nhỏ, cho vào 1 lít nước và 100g gạo nếp, nấu thành cháo ăn chữa ho hen, khó thở.
- Nhân hạt đào 7 cái rang vàng, nhai nuốt sẽ chữa được chứng hay ngủ mê, bóng đè.
- Lá đào nấu nước tắm chữa được ghẻ lở, ngứa hậu môn, âm đạo.
- Rễ đào sắc uống chữa hoàng đản, máu cam, bế kinh, trĩ.
Theo cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, đào có những ý nghĩa biểu tượng: - Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân
- Hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản dồi dào. Ở Trung Quốc, trong lễ cưới, hoa đào được lấy làm biểu tượng cho hạnh phúc.
- Theo quan niệm của người Nhật Bản, hoa đào tượng trưng cho sự trong trắng và thủy chung của người phụ nữ.
- Ở Trung Quốc, quả đào được xem là có tác dụng phòng chống những ảnh hưởng xấu, trừ tà ma. Ngoài ra, cây đào và quả đào thường biểu trưng cho sự trường sinh bất tử gắn với huyền thoại về cây đào của Tây Vương Mẫu cứ 3000 năm lại ra quả một lần, ai ăn quả đó sẽ được trường sinh bất tử.
- Ngoài việc gắn với đề tài lịch sử Lời thề ở vườn đào (trong Tam Quốc diễn nghĩa), vườn đào được xem là khu vườn địa đàng, vườn của sự trường sinh, sự tới đích của hành trình thụ pháp. Người Trung Quốc còn dùng gỗ cây đào khắc thành những hình nhân treo trên cửa ra vào để tránh tà ma hoặc chế tạo ra những cây bút trong thuật bói toán, những cây bút bằng gỗ đào này khi chuyển động sẽ viết nên những văn tự tiên báo tương lai.
2. Trong văn hóa Việt Nam, hình tượng đào không bao hàm hết những ý nghĩa biểu tượng như Trung Quốc hay Nhật Bản nhưng nó trở nên gần gũi, giàu ý nghĩa thông qua sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa của các quốc gia này. Với người Việt Nam ý nghĩa biểu tượng của hoa đào tập trung trong hội hoạ điêu khắc cổ nhưng chủ yếu trong ca dao qua hình ảnh của vườn đào, hoa đào, trái đào gắn với vẻ đẹp của người thiếu nữ dịu dàng, nết na, đầy sức sống.
Trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, người thiếu nữ và hoa được xem như biểu tượng của vẻ đẹp thánh thiện, hoàn mỹ, với biểu tượng hoa đào, mối quan hệ trữ tình ấy lại một lần nữa được khẳng định. Các thi sĩ dân gian Việt Nam rất tinh tế, nhạy cảm khi khắc họa vẻ đẹp người phụ nữ trong sự tương quan với hoa đào, đôi khi là búp đào, đào tơ hay quả đào non:
Thấy em mắt phượng môi son
Mày ngài da tuyết đào non trên cành
Hình ảnh người con gái đứng bên hoa đã từng là đề tài cho vô số những tác phẩm nghệ thuật từ cổ đến kim. Với ca dao, hình ảnh ấy được khắc họa như một bức tranh trữ tình:
Hôm qua thơ thẩn vườn đào
Thấy người thục nữ vít cành đào hái hoa
Trong việc thể hiện tình yêu đôi lứa, hình ảnh vườn đào đầy xuân sắc hấp dẫn biết bao bướm ong qua lại giống như sự tấp nập của các chàng trai lui tới nơi có người con gái đẹp đang tuổi cập kê:
Bướm vàng, bướm trắng, bướm xanh
Bay qua lượn lại quấn quanh vườn đào
Bướm lớn bướm nhỏ lao xao
Tung tăng vườn đào hút nhụy đưa hoa
Trái đào chín hây hây đỏ cũng được ví với vẻ đẹp rực rỡ của người con gái, vẻ đẹp ấy để lại bao niềm tiếc nuối cho các chàng trai:
Ngắn tay với chẳng tới cao
Tiếc ôi là tiếc trái đào chín cây
Không chỉ hoa đào, búp đào, quả đào được ví với người con gái mà cả cây đào cũng được ca dao lấy làm biểu tượng cho người con gái:
Công anh gánh đất đắp cội cây đào
Công anh rào dậu để cho ai vào hái hoa
Cây lê, cây lựu cây đào
Ba bốn cây đứng đó cây nào còn không ?
Hoa đào trong vai trò biểu tượng cho tình yêu được ca dao sử dụng nhiều theo từng cặp biểu tượng cho đôi bạn tình. Cặp biểu tượng thường gặp nhất và
cũng quen thuộc nhất với người Việt Nam là mận - đào qua những lời ca dao tỏ tình nổi tiếng:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?...
Sự trách móc, hờn dỗi trong tình yêu được ca dao thể hiện rất đặc sắc thông qua lời tự tình của cặp bạn tình: đào - mận:
Vì đào nên mận chẳng quên
Vì đào nên mận ngậm phiền nhớ mong
Vì đào nên mận long đong
Xin đào chớ ở ra lòng Bắc NamVới thơ ca bác học, hoa đào đã trở thành điển tích trong thơ của các thi nhân, là đối tượng trữ tình đặc biệt. Các thi nhân Việt Nam đã khắc hoạ hình ảnh hoa đào với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau:
Hôm nay là xuân mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
(Nguyễn Bính - Nhạc xuân)
... Hoa đào, mùa xuân, ngày tết và con người đã trở thành một mô-típ đặc biệt, thể hiện mối quan hệ biện chứng khăng khít, đó là vẻ đẹp trường tồn của mối giao hoà giữa thiên nhiên, đất trời và lòng người.
(ST)
Xuân Tha Hương
Nguyễn Bính - Gửi chị Trúc

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi, chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông
Em đi trăng gió đời sương gió
Chị ở vuông tròn phận lãnh cung
Chén rượu tha hương, trời : đắng lắm
Trăm hờn nghìn giận một mùa đông
Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao, nhớ lạ lùng...
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
Chị vẫn môi son vẫn má hồng?
áo rét ai đen mà ngóng đợi
Còn vài hôm nữa hết mùa đông!
Cột nhà hàng xóm lên câu đối
Em đọc tương tư giữa giấy hồng
Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông
Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
Một mình em vẫn cứ tay không
Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cánh hồng
Tha hương chẳng gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đủ ấm lòng
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng...

Chao ơi, Tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng
Ai bảo mắc duyên vào bút mực
Sòng đời mang lấy số long đong
Người ta đi kiếm giàu sang cả
Mình chỉ mơ hoài chuyện viễn vông
Em biết giàu sang đâu đến lượt
Nợ đời nặng quá gỡ sao xong?
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Tết này, ô thế mà vui chán
Nhưng một mình em uống rượu nồng
Rượu cay nhớ chị hồi con gái
Thương chị từ khi chị lấy chồng
Cố nhân chẳng biết làm sao ấy
Rặt những tin đồn chuyện bướm ong
Thôi, em chẳng dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
Nàng bèo bọt quá, em lăn lóc
Chấp nối nhau hoài cũng uổng công!
(Một trăm con gái đời nay ấy
Đừng nói ân tình với thủy chung!)
Người ấy xuân già chê gối lẻ
Nên càng nôn nả chuyện sang sông
Đò ngang bến dọc tha hồ đấy
Quý hoá gì đâu một chữ đồng!
Vâng, em trẻ dại, em đâu dám
Thôi, để người ta được kén chồng

Thiếu nữ hoài xuân mơ cát sĩ
Chịu làm sao được những đêm đông
Khốn nạn, tưởng yêu thì khó chứ
Không yêu thì thực dễ như không!
Chị ơi, Tết đến em mua rượu
Em uống cho say đến não lòng
Uống say cười vỡ ba gian gác
Ném cái chung tình xuống đáy sông
Thiên hạ "chi nghinh Nam Bắc điểu"
Tình đời "Diệp tống lãng lai phong"
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một chút lòng

Sương muối gió may rầu rĩ lắm
Còn vài hôm nữa hết mùa đông
Xuân đến cho em thêm một tuổi
Thế nào em cũng phải thành công
Em không khóc nữa, không buồn nữa
Đây một bài thơ hận cuối cùng
Không than chắc hẳn hồn tươi lại
Không khóc tha hồ đôi mắt trong
Chị ơi, Em Cưới Mùa Xuân nhé?
Đốt pháo cho thơm với rượu hồng
Xa nhà xa chị tuy buồn thật
Cũng cố vui ngang gái được chồng
Em sẽ uống say hơn mọi bận
Cho hồn về tận xứ Hà Đông
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Với lá thư này là tất cả
Những lời tâm sự một đêm đông
Thôn gà eo óc ngoài xa vắng
Trời đất tàn canh tối mịt mùng
Đêm nay em thức thi cùng nến
Ai biết tình em với núi sông
Mấy sông mấy núi mà xa được
Lòng chị em ta vẫn một lòng
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Cầu mong cho chị vui như Tết
Tóc chị bền xanh, má chị hồng
Trong mùa nắng mới sầu không đến
Giữa hội hoa tươi ấm lại lòng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
- Xa nhà, rượu uống có say không?
Nguyễn Bính

Uống rượu với mình
Đêm nay chỉ có một mình
Ta ngồi uống rượu với hình bóng ta
Bỗng dưng có giọt lệ nhòa
Tan trong chén rượu biết là vì đâu

Giọt thương, giọt nhớ, giọt sầu
Giọt nào cũng mặn từ lâu lắm rồi
Nỗi buồn đốt cháy bờ môi
Uống sao cho cạn bóng người ta yêu

Tương tư chén lệch bình xiêu
Ngoài kia sương lạnh đã nhiều mưa bay
Cứ gì với rượu mới say
Đêm sắp cạn khuyết một ngày bên em...
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top