Bí quyết mua được cổ phiếu: Kiên trì theo sát thị trường

bichtram

Member
Hội viên mới
Bác Vũ Đồng Chung, một cán bộ về hưu, là nhà đầu tư hiện đang nắm giữ 7.000 cổ phiếu niêm yết đã có một cuộc nói chuyện về bí quyết làm sao để mua được lượng cổ phiếu lớn này.

u1_t1110254461_9zBr.jpg


Lý do gì khiến bác quan tâm đến thị trường chứng khoán (TTCK) và có chủ định đầu tư lớn trên thị trường này?
TTCK ra đời đã mở cho tôi một hướng quan tâm vì đây là một lĩnh vực mới mẻ và đầy hấp dẫn bởi tính biến động thường xuyên. Tôi tham gia mua chứng khoán (CK) từ phiên giao dịch đầu tiên. Lúc đầu chỉ đến tìm hiểu và mua thử 200 lô trái phiếu Chính phủ, sau đó nhận thấy xu hướng thị trường có nhiều triển vọng phát triển nên tôi quyết định dùng phần lớn lượng tiền tích lũy để đầu tư vào CK.

Tính đến nay bác đã tham gia đầu tư được 6 tháng, vậy định hướng đầu tư của bác là gì? Định hướng đầu tư của tôi vẫn là mua, nắm giữ và tìm cơ hội mua tiếp. Tôi muốn tham gia góp vốn vào doanh nghiệp (DN) để cùng chia sẻ kết quả hoạt động với DN. Tôi có ý định nắm giữ cổ phiếu (CP) lâu dài vì các DN niêm yết hiện nay đều đang hoạt động có hiệu quả và có rất nhiều triển vọng.

Trong tình hình thị trường rất khan hiếm "hàng hóa", bác đã làm thế nào để mua được lượng CP này?

Tôi tham gia thị trường ngay từ những phiên giao dịch đầu tiên nên đã tận dụng được cơ hội mua CP khi nhiều người vẫn đang dè chừng. Những phiên sau đó, tôi luôn theo sát thị trường và đi sớm để đặt lệnh. Tuy nhiên, phần nhiều số CP tôi mua được không phải là do tôi đã bắt thăm được phiếu đặt lệnh trước. Theo kinh nghiệm cá nhân, nếu theo sát diễn biến thị trường có thể thấy lượng "hàng hóa" giao dịch trên thị trường có tính chu kỳ, cứ khoảng 20 ngày hoặc 01 tháng lại có một đợt lượng CP bán ra tương đối lớn. Tôi luôn tận dụng những cơ hội như vậy để đặt lệnh mua và khả năng mua được CP trong trường hợp như vậy là rất lớn.

Bác sẽ phản ứng như thế nào nếu giá CP biến động theo chiều hướng đi xuống?
Trước hết, tôi sẽ nghiên cứu lý do tụt giá CP chứ không nóng vội bán CP ra ngay. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hồi mới được niêm yết trên thị trường, giá CP của Ree có lúc đã tụt 5 phiên liền, từ 20.000đ/CP xuống còn có 17.500đ/CP. Nhưng khi đó xác định giá biến động là do tâm lý không ổn định của nhà đầu tư chứ không phải do nguyên nhân từ công ty phát hành nên tôi đã quyết định đặt mua ngay 2.000 CP Ree. Đến nay, giá Ree đã tăng lên nhiều và đã vượt qua những biến động nhất thời đó. Do vậy theo tôi nhà đầu tư cần luôn bình tĩnh, phải biết vận dụng óc xét đoán và không nên chạy theo tâm lý thị trường.

Bác có nhận xét gì về cách điều hành TTCK hiện nay?

Với tư cách một nhà đầu tư, tôi thấy những quy định trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư như: quy định về phí giao dịch, quy định về biên độ dao động giá, quy định về cách đặt lệnh... đều không có gì đáng phàn nàn. Tuy nhiên, quy định "cấm hủy lệnh" ban hành gần đây đã không nhận được sự đồng tình của nhiều nhà đầu tư, chưa nói đến những người bán mà ngay cả những người mua cũng cảm thấy bị gò bó.

Ví dụ: Một nhà đầu tư chỉ ký quỹ có 10 triệu đồng, buổi sáng quyết định mua Sam, nhưng đến giữa phiên giao dịch tình hình thị trường có biểu hiện rất khó mua Sam mà đối với Ree lại dễ, nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội có thể mua được Ree nhưng không còn quỹ dự trữ nữa.

Theo tôi, nếu không có quy định "cấm hủy lệnh" thì chắc chắn nhà đầu tư này sẽ chọn con đường hủy lệnh mua Sam để dành đủ ngân quỹ đặt lệnh mua Ree. Vì vậy với quy định "cấm hủy lệnh" như hiện nay, nhà đầu tư dù nhận định được cơ hội nhưng sẽ không có cách nào tận dụng được.

(ĐTCK)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top