Văn bản pháp luật tháng 11/2008

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

tiger2774

Dễ thương nhất DKT
Hội viên mới
CHÍNH PHỦ


Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2008 - Theo Nghị quyết số 25/2008/NQ-CP ra ngày 05/11/2008, Chính phủ đánh giá: căn cứ vào tình hình hiện nay và triển vọng 2 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 có thể đạt khoảng 6,7%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,5%, dịch vụ tăng 7,3%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 64 tỷ USD, nhập siêu cả năm 19 tỷ USD, bằng khoảng 29,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm tăng khoảng 22%.
Trong các tháng còn lại của năm 2008 và năm 2009, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, một mặt đảm bảo kiểm soát được lạm phát, mặt khác chủ động ngăn ngừa khả năng suy giảm kinh tế, đồng thời thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý. Trước mắt, cần tiếp tục tiến hành giảm lãi suất tín dụng hợp lý theo nguyên tắc vừa đảm bảo mục tiêu chống lạm phát, vừa bảo đảm nguồn vốn, lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm. Có biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định hiện hành cho doanh nghiệp, cho nông dân, nhằm khắc phục khó khăn, khôi phục và duy trì sản xuất kinh doanh. Điều hành tỷ giá ngoại tệ linh hoạt, bảo đảm vừa ổn định kinh tế vĩ mô vừa khuyến khích xuất khẩu. Kiên quyết thực hiện điều hành giá cả theo cơ chế thị trường, cân nhắc thời điểm hợp lý để thực hiện cơ chế giá thị trường đối với mặt hàng than và điện trong năm 2009, hoàn thiện thích hợp cơ chế điều hành giá…
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và các lĩnh vực xã hội khác, giữ vững mức sống của nhân dân. Sớm ban hành và đưa vào thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao, chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009. Chính phủ thống nhất lùi thời điểm thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu chung (mức 650.000/đồng/tháng) khoảng một tháng so với dự kiến đã trình Quốc hội, đồng thời chưa thực hiện chế độ phụ cấp công vụ…
Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững; bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và có hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội…

Phá sản doanh nghiệp - Ngày 03/11/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.
Theo đó, trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, Nghị định này được áp dụng cho các DN kinh doanh bảo hiểm, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán (ngoại trừ các công ty môi giới bảo hiểm).
Riêng đối với lĩnh vực tài chính khác, chỉ áp dụng đối với các công ty Xổ số kiến thiết hoạt động kinh doanh xổ số.
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ công bố bổ sung danh mục DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác được áp dụng theo Nghị định này sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng.
Các nhóm đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn đề nghị tòa án tuyên bố phá sản DN bao gồm: chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của DN; đại diện người lao động hoặc đại diện Công đoàn DN; chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN; đại diện chủ sở hữu vốn (đối với DN nhà nước); các cổ đông (công ty cổ phần) và thành viên hợp danh (DN hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh).
Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước nếu nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản, có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng trên xem xét việc nộp đơn yêu cầu toà án tiến hành các thủ tục phá sản và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
Ngoài ra, toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác khi đã nhận được văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc chủ sở hữu thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của DN.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội - Ngày 03/11/2008, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 311/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 - 2015 tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Phó Thủ tướng kết luận: cần tăng nhanh tỷ lệ người lao động qua đào tạo theo mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ 50% lao động qua đào tạo vào năm 2010, đạt 70% vào năm 2015 và đạt khoảng 90% vào năm 2020; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực; góp phần làm thay đổi về nhận thức và cách làm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề không ngừng phát triển…
Trong năm 2009, hai Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giới thiệu một số mẫu hợp đồng, các thoả thuận hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, trong đó cần chú ý các nội dung đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ thực hiện các hợp đồng và thoả thuận. Phương thức hợp đồng đào tạo nhân lực trọn gói cần được nhân rộng áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam.
Các Bộ, ngành khác cần khẩn trương xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, gắn chặt với nhu cầu của ngành mình. Mỗi Bộ cần có bộ phận thường trực để tập trung chăm lo cho công tác đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội của ngành mình. Ngay trong năm 2009, các Bộ, ngành phải hoàn thành việc xây dựng chương trình đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội trong giai đoạn đến năm 2015, trình Chính phủ để tạo điều kiện cho việc cân đối nhu cầu tài chính đầu tư cho việc triển khai thực hiện…

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Hoạt động văn hoá cho học sinh, sinh viên - Ngày 05/11/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Theo đó, việc tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Phù hợp với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều kiện cụ thể của Việt Nam và lứa tuổi của học sinh, sinh viên; đảm bảo tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại trong tổng thể hoạt động văn hóa của trường; Bảo đảm thực hiện hài hoà các chức năng cơ bản của văn hoá; Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác của trường; Không tổ chức các hoạt động, tuyên truyền nội dung trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phù hợp với định hướng giáo dục; Tăng cường xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Nội dung các hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên phải mang tính giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ học sinh, sinh viên đối với tình bạn, tình yêu, gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và cộng đồng; Ca ngợi những biểu hiện tích cực và phê phán những khuynh hướng tiêu cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, với di sản của nhân loại và với môi trường xung quanh…
Các trường xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động văn hoá cho học sinh, sinh viên theo từng năm học, học kỳ, hoặc theo từng quý nhưng phải đảm bảo có ít nhất có 02 hoạt động được tổ chức trong một học kỳ hoặc ít nhất 01 hoạt động trong một quý. Mỗi học sinh, sinh viên được tham gia ít nhất 04 hoạt động văn hóa trong một năm học do trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Biên chế trường chuyên biệt công lập - Ngày 31/10/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí biên chế cán bộ quản lý mỗi trường có Hiệu trưởng và có không quá 03 Phó hiệu trưởng; Biên chế giáo viên: mỗi lớp được bố trí không quá 2,4 biên chế…
Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện có Hiệu trưởng và có không quá 02 Phó hiệu trưởng; Mỗi lớp được bố trí không quá 2,2 biên chế…
Số tiết giảng dạy trong một tuần của cán bộ quản lý và giáo viên được quy định như sau: Hiệu trưởng dạy 2 tiết; Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết; Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở dạy 17 tiết, cấp trung học phổ thông dạy 15 tiết; Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học dạy 21 tiết; cấp trung học cơ sở dạy 17 tiết; Giáo viên trường chuyên dạy 17 tiết; riêng đối với giáo viên dạy môn chuyên, 01 tiết môn chuyên được tính bằng 1,5 tiết môn không chuyên để quy đổi thành định mức giờ dạy; Giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật cấp tiểu học dạy 21 tiết; cấp trung học cơ sở dạy 17 tiết…
Đối với nữ giáo viên ở cấp tiểu học còn trong độ tuổi sinh con (chưa sinh từ 1 đến 2 con), số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay…
Nhân viên làm công tác văn phòng ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo các chức danh còn phải kiêm nhiệm thêm công việc khác do nhà trường phân công…
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.



 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008


BỘ CÔNG AN


Hướng dẫn xử lý vi phạm giao thông - Ngày 14/10/2008, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 23/2008/TT-BCA-C11 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo đó, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ bảo hiểm thì bị coi là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ hành vi đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ bảo hiểm.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ giấy phép lái xe. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm mà các hành vi này đều có quy định là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi có quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn dài nhất. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, nhưng người đó có giấy phép lái xe hạng thấp hơn loại xe đang điều khiển hoặc thời gian sử dụng còn lại của giấy phép lái xe ít hơn thời hạn bị tước thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đó.
Tại thời điểm kiểm tra người điều khiển phương tiện mà người đó trình bày là có giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng không mang theo giấy tờ đó, thì giải quyết như sau: xử phạt theo thủ tục đơn giản thì ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ; nếu người vi phạm chưa chấp hành quyết định xử phạt mà xuất trình được giấy tờ, thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt đó và ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13/11/2008.


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


Giao dịch ngoại tệ - Ngày 06/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Theo đó, kể từ ngày 07/11/2008, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc: đối với đô la Mỹ không vượt quá ±3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Các ngoại tệ khác và Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.


BỘ CÔNG THƯƠNG


Hỗ trợ đầu tư hạ tầng - Ngày 05/11/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 13/2008/TT-BCT về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các vùng Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Theo đó, các dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp được xem xét hỗ trợ vốn đầu tư phải đáp ứng điều kiện: Dự án do các doanh nghiệp hoặc tổ chức Việt Nam làm chủ đầu tư; Tính đến thời điểm lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư, cụm công nghiệp đã có các doanh nghiệp cam kết đăng ký thuê đất ít nhất đạt 30% diện tích đất công nghiệp của cụm công nghiệp…
Nội dung hỗ trợ bao gồm các hạng mục, công trình sau: Đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng; Đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước nội bộ; Hệ thống các công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung.
Tổng mức hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục, công trình hạ tầng cụm công nghiệp không quá 6 tỷ đồng/cụm và không quá 70 tỷ đồng cho một tỉnh đến năm 2010.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ TÀI CHÍNH


Thủ tục hải quan hàng hoá dịch vụ chuyển phát - Ngày 29/10/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ban hành Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh là người khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện về quản lý hàng hóa này về thuế, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo các quy định của pháp luật. Trường hợp chủ hàng đề nghị là người khai hải quan thì chủ hàng là người khai hải quan.
Quy định về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra hải quan như sau: Loại 1: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng ngoại giao, hàng không có thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định. Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1 đến 5% của cả luồng hàng loại 1. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hóa.
Loại 2: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế dưới 5 triệu đồng. Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp xét thấy cần thiết thì kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1 đến 5% của cả luồng hàng loại 2. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hóa hoặc kiểm tra thủ công.
Loại 3: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế trên 5 triệu đồng, mặt hàng có thuế suất từ 10% trở xuống. Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% qua thiết bị máy soi hàng. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1 đến 10% của cả luồng hàng loại 3. Thực hiện kiểm tra hàng hóa thủ công.
Loại 4: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, mặt hàng có thuế suất trên 10%, mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm. Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% bằng thủ công.
Nhằm giảm thiểu tối đa thời gian xếp dỡ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, doanh nghiệp được trao đổi các phương tiện chứa hàng hóa như kệ sắt, túi chuyên dùng, container thay vì phải bốc dỡ từng kiện hàng nhập khẩu ra khỏi phương tiện vận tải.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán - Theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ban hành ngày 24/10/2008, Bộ Tài chính hướng dẫn: khi người mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp chuyển tiền mua chứng khoán phát hành đến ngân hàng chỉ định nơi mở tài khoản Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành chứng khoán do công ty chứng khoán trực tiếp phát hành, thì ngân hàng chỉ định phải làm các thủ tục ghi nhận tiền vào tài khoản tiền gửi theo quy định và gửi giấy báo có, hoặc sổ phụ ngân hàng cho công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán về số tiền nhận được.
Khi đại lý bán chứng khoán phát hành chuyển tiền đến ngân hàng chỉ định mở tài khoản tiền gửi của tổ chức phát hành chứng khoán, thì ngân hàng chỉ định phải làm các thủ tục ghi nhận tiền vào tài khoản tiền gửi theo quy định và gửi giấy báo có, hoặc sổ phụ ngân hàng cho công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán về số tiền nhận được của đại lý.
Đối với các công ty chứng khoán thực hiện tổng hợp tiền của các nhà đầu tư vào ngày khớp lệnh thành công để chuẩn bị cho thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán thì tài khoản này vừa phản ánh số tiền sẵn sàng tham gia thanh toán bù trừ của chính công ty chứng khoán và các nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải mở chi tiết để theo dõi riêng biệt số hiện có và tình hình biến động của tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán và nhà đầu tư.
Đối với các công ty chứng khoán thoả thuận với các ngân hàng chịu trách nhiệm về số dư tiền chờ thanh toán giao dịch chứng khoán đã khớp lệnh của nhà đầu tư thì Tài khoản này chỉ sử dụng để phản ánh số tiền sẵn sàng tham gia thanh toán bù trừ hoạt động mua bán chứng khoán của chính công ty chứng khoán mà không phản ánh số tiền thanh toán bù trừ chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÃ CÓ

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 07/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn 9895/NHNN-QLNH về việc thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp chế xuất.

CHÍNH SÁCH

- Ngày 06/11/2008, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Báo cáo 171/BC-UBTVQH12 về việc giải trình, tiếp thu về một số vấn đề kinh tế - xã hội và Dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.

- Ngày 04/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1584/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đến năm 2015.

- Ngày 29/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1818/TTg-KTN về việc điều chỉnh, bổ sung các Khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam.

- Ngày 23/10/2008, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Báo cáo 166/BC-UBTVQH12 về kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2009.

- Ngày 17/10/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 102/2008/QĐ-BNN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Y TẾ - SỨC KHOẺ

- Ngày 06/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7652/VPCP-KGVX về việc triển khai thực hiện các biện pháp xử lý đối với các sản phẩm sữa nhiễm Melamine.

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

- Ngày 06/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 314/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 05/11/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 7496/QĐ-BGDĐT về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng.

- Ngày 04/11/2008, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 2101/QĐ-BTP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

- Ngày 04/11/2008, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 2102/QĐ-BTP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện của Bộ Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 21/10/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 103/2008/QĐ-BNN về việc bãi bỏ Quyết định số 37/2005/QĐ-BNN ngày 04/7/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-BNN ngày 01/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Trung ương dự án Thuỷ lợi và Ban Quản lý dự án Lâm nghiệp.

AN NINH QUỐC GIA

- Ngày 05/11/2008, Bộ Công an ban hành Quyết định 1857/2008/QĐ-BCA(A11) về Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

- Ngày 05/11/2008, Bộ Công an ban hành Quyết định 1858/2008/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Thông tấn xã Việt Nam.

ĐẦU TƯ

- Ngày 05/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7572/VPCP-KTN về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư tại tỉnh Cà Mau.

- Ngày 03/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 7269/VPCP-KTN về việc giao chủ đầu tư thực hiện các dự án nhiệt điện than.

- Ngày 03/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7502/VPCP-KGVX về việc phê duyệt Dự án "Tăng cường năng lực phủ sóng Tiếng nói Việt nam khu vực Tây Nam Bộ và vùng phụ cận".

- Ngày 30/10/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 308/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

- Ngày 29/10/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Báo cáo tóm tắt 7898/BC-BKH về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007.

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - DẠY NGHỀ

- Ngày 05/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1594/QĐ-TTg về việc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ cho Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Ngày 05/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7587/VPCP-KGVX về việc xây dựng "Đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp".

VI PHẠM HÀNH CHÍNH


- Ngày 04/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7530/VPCP-KTN về việc xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón.

GIAO THÔNG

- Ngày 04/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7565/VPCP-PL về việc thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về xử lý 2 Quyết định của Bộ Y tế.

ĐẤT ĐAI - NHÀ Ở

- Ngày 04/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1869/TTg-KTN về cơ chế sử dụng đất quốc phòng.

- Ngày 31/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1860/TTg-KTN về việc giải quyết một số vướng mắc trong khi thực hiện di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La tại tỉnh Lai Châu.

XUẤT NHẬP KHẨU

- Ngày 03/11/2008, Bộ Công Thương ban hành Công văn 10518/BCT-XNK về việc triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế nhập siêu.

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

- Ngày 31/10/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 40/2008/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Công Thương.

QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC

- Ngày 30/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1833/TTg-KTN về việc lập mô hình trình diễn quy hoạch Thủ đô Hà Nội và thiết kế xây dựng Cung triển lãm quy hoạch Quốc gia.

NÔNG NGHIỆP

- Ngày 30/10/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 310/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị chuyên đề về phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc.

- Ngày 21/10/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 104/2008/QĐ-BNN về việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.

LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG - PHỤ CẤP

- Ngày 27/10/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7250/VPCP-KGVX về việc cấp giấy xác nhận không có tiền án cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở Đài Loan.

THUẾ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ

- Ngày 20/10/2008, Bộ Công Thương ban hành Công văn 9989/BCT-XNK về việc điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sắt thép.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 04/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1874/CĐ-TTg về việc phòng, chống lụt, bão.

- Ngày 30/10/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 96/2008/QĐ-BTC về việc ban hành định mức bảo quản máy bơm chữa cháy dự trữ Quốc gia do Cục Dự trữ Quốc gia trực tiếp quản lý.

- Ngày 15/10/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 101/2008/TT-BNN về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm trang bị máy thu trực canh cho ngư dân.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

CHÍNH PHỦ


Chính sách kinh tế-xã hội - Ngày 13/11/2008, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Báo cáo số 177/BC-CP giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội năm 2008, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 như sau:
Về chính sách tiền tệ, tài khoá, giá cả: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng phải rất linh hoạt trong điều hành. Chính phủ sẽ định lượng cụ thể và triển khai khẩn trương yêu cầu linh hoạt này. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, các quy định về sáp nhập và mua lại; tăng cường giám sát hoạt động của các ngân hàng và các dịch vụ tài chính, kinh doanh bất động sản; nắm chắc tình trạng nợ trong mỗi tổ chức tín dụng để có phương án chủ động xử lý, giữ an toàn hệ thống và bảo đảm tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân tại các tổ chức tín dụng.
Xoá bao cấp, bù lỗ qua giá, thực hiện giá thị trường những mặt hàng nhà nước định giá, kể cả lãi suất, để việc phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn; bảo đảm hạch toán đúng kết quả hoạt động, không chỉ trong từng doanh nghiệp mà cả nền kinh tế. Trong năm 2009, Chính phủ chủ trương điều chỉnh giá điện, giá than, tăng mức lương tối thiểu theo lộ trình…
Về định hướng đầu tư năm 2009: Tiếp tục đình hoãn các công trình dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả; tập trung vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn doanh nghiệp nhà nước cho các công trình điện, các dự án sản xuất quan trọng, kết cấu hạ tầng giao thông (cảng biển, các tuyến đường bộ) ở những vùng có khối lượng hàng hoá lớn nhằm giải toả nhanh các điểm nghẽn tăng trưởng; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tăng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và một số lĩnh vực xã hội cấp bách. Kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển nguồn điện, xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển sản xuất và kinh doanh dịch vụ ở nông thôn…
Chính phủ sẽ khẩn trương xác định các tiêu chí cụ thể để giảm thuế và tiếp tục thực hiện việc hoãn, giãn tiến độ nộp thuế cho các doanh nghiệp. Tập trung giải quyết dứt điểm những thủ tục còn phiền hà, giảm đến mức thấp nhất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Khẩn trương điều chỉnh mô hình và cơ chế để đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích, hỗ trợ khu vực này phát triển mạnh sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm. Các doanh nghiệp phải lập chương trình tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hoàn thiện công nghệ sản xuất và quản lý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí trên từng công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông, bảo đảm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đi đôi với việc thiết lập và hoàn thiện các kênh phân phối để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường nội địa.
Trong thời gian tới tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm; kiên quyết không cấp phép cho các dự án, công trình có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc đình chỉ hoạt động, rút giấy phép kinh doanh hoặc truy tố trước pháp luật. Tăng cường lực lượng cán bộ cả về chất lượng và số lượng, đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để công tác kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm đạt hiệu quả cao hơn...


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích - Theo Quyết định số 50/2008/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ban hành ngày 12/11/2008, Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ bưu chính công ích bao gồm dịch vụ bưu chính phổ cập và dịch vụ phát hành một số loại báo qua mạng bưu chính công cộng.
Chỉ tiêu của Quy chuẩn là: Bán kính phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ: tối đa 3 km; Số dân phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ: tối đa 8.000 người; Số điểm phục vụ trong một xã: tối thiểu 1 điểm phục vụ, tỷ lệ đạt chuẩn là 100% tổng số xã; Thời gian phục vụ tại các bưu cục giao dịch trung tâm tỉnh: tối thiểu 8 giờ/ngày làm việc, tỷ lệ đạt chuẩn là 100% tổng số bưu cục; Thời gian phục vụ tại các điểm phục vụ khác: tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc, tỷ lệ đạt chuẩn là 100% tổng số điểm phục vụ…
Số điểm phục vụ trong một xã được xác định dựa trên việc kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra được thực hiện tối thiểu tại 12 tỉnh. Mỗi tỉnh kiểm tra 10% tổng số xã của tỉnh đó.
Thời gian toàn trình đối với thư trong nước là khoảng thời gian tính từ khi thư gửi trong nước được nhận gửi cho tới khi được phát đến địa chỉ nhận. Thời gian toàn trình đối với thư trong nước được xác định dựa trên việc kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra thời gian toàn trình đối với thư trong nước được thực hiện tối thiểu tại 12 tỉnh.Tổng số thư trong một đợt kiểm tra tối thiểu là 2.000 thư…
Thời gian xử lý trong nước đối với thư quốc tế đến: tối đa 6 ngày, tỷ lệ đạt chuẩn là 70% tổng số thư.
Quyết định này có hiệu lực sau 06 tháng, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ TÀI CHÍNH


Kiểm định phương tiện giao thông - Ngày 11/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC về việc ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.
Theo đó, áp dụng mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ giới đang lưu hành như sau: ôtô tải, đoàn ôtô (ôtô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại ôtô chuyên dùng, máy kéo áp dụng mức thu 400.000 đồng/xe, trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn: 250.000 đồng; ôtô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn, ôtô khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe): 230.000 đồng, ôtô có trọng tải đến 2 tấn, ôtô khách từ 10 đến 24 ghế (kể cả lái xe): 200.000 đồng; Xe lam, xích lô máy loại 3 bánh: 70.000 đồng…
Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong cải tạo như sau: Thay đổi tính chất sử dụng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (thay đổi công dụng nguyên thuỷ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) đối với chiếc thứ nhất xuất xưởng là 650.000 đồng/xe, từ chiếc thứ hai trở đi: 200.000 đồng; Thay đổi hệ thống, tổng thành của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chiếc thứ nhất: 400.000 đồng, từ chiếc thứ hai: 130.000 đồng...
Đối với xe cơ giới và các thiết bị, xe máy chuyên dùng phải duyệt thiết kế, phí duyệt thiết kế được tính bằng 8% giá thiết kế, mức thu phí tối thiểu là 1.000.000 đồng/1 thiết kế…
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện giao thông vận tải - Ngày 11/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 102/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
Theo đó, áp dụng mức lệ phí cấp Giấy chứng nhận cấp theo quy định của công ước quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn, quy phạm Việt Nam cho tàu biển, công trình biển là 50.000 đồng/giấy; Giấy chứng nhận xét duyệt thiết kế phương tiện thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thuỷ nội địa: 20.000 đồng; Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới (cấp cho các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới): 100.000 đồng; Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt: 50.000 đồng...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Phí, lệ phí cảng đường thuỷ nội địa - Ngày 11/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 101/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại Cảng vụ đường thủy nội địa.
Theo đó, áp dụng mức thu phí trọng tải lượt vào và lượt ra các phương tiện thuỷ (kể cả có tải, không tải): 165 đồng/tấn trọng tải toàn phần.
Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 đến 50 tấn: 5.000 đồng/chuyến; từ 51 đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 đến 50 ghế: 10.000 đồng; Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 201 đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 đến 100 ghế: 20.000 đồng; từ 501 tấn trở lên hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên: 30.000 đồng…
Phương tiện vào, ra cảng không nhằm mục đích bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70%...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Lệ phí hàng hải - Ngày 04/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Theo đó, khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo trước 3 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 8 giờ. Quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức thu 10 USD/người-giờ. Tàu thủy xin hoa tiêu đột xuất áp dụng mức thu bằng 110%. Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như đã hủy bỏ; nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu hủy bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường…
Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển thực hiện như sau: đối với hàng hoá là phương tiện vận tải: Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu trả phí theo mức 2,7 USD/chiếc; Xe ôtô 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải 2,5 tấn trở xuống là 0,9 USD/chiếc; Các loại ôtô khác là 1,8 USD/chiếc… Trường hợp tàu thủy đậu tại khu vực neo đậu được phép sử dụng phương tiện vận tải thủy khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại đất liền hoặc các đảo, phí cầu bến áp dụng đối với hành khách là 1 USD/người (bao gồm cả lượt vào và lượt rời)…
Ngoài ra, tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải nộp lệ phí vào, rời cảng biển như sau: Tàu thủy có dung tích toàn phần dưới 200GT, đoàn sà lan vận tải đường sông (gồm tàu lai, kéo, đẩy) áp dụng mức thu 30.000 đồng/chuyến; từ 200 đến dưới 1000GT: 50.000 đồng; từ 1000 đến 5000GT: 100.000 đồng; trên 5000GT: 200.000 đồng… Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải) thu: 100.000 đồng/lần…
Trường hợp trong một chuyến tàu thủy nhận, trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển Việt Nam đồng thời có kết hợp nhận, trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng từ ngày 01/01/2009.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


Bổ sung chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội - Theo Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/11/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP như sau: người từ 85 tuổi trở lên đang hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng mà không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý khi chết chỉ được hưởng một chế độ mai táng phí cao nhất.
Ngoài ra, mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn sẽ không tính vào thu nhập khi rà soát để xác định hộ nghèo hàng năm.
Đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01/01/2007 thì thời điểm hưởng mức trợ cấp theo diện bảo trợ xã hội cũng được tính luôn từ ngày 01/01/2007.
Kể từ ngày 01/01/2007 trở về sau, đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội ở thời điểm nào thì được hưởng trợ cấp xã hội ở thời điểm đó.
Nếu đối tượng đã nộp đủ hồ sơ theo quy định, nhưng chết trước khi có quyết định hưởng trợ cấp xã hội thì thân nhân được truy lĩnh trợ cấp xã hội tính từ khi đủ điều kiện đến khi chết…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


LIÊN BỘ: TƯ PHÁP - NỘI VỤ


Tổ chức và biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - Theo Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ban hành ngày 07/11/2008, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn: biên chế của Trung tâm được xác định theo vị trí công tác của các chức danh nhưng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu thực tế công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được giao và khả năng ngân sách, gồm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
Phòng Hành chính-Tổng hợp gồm Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng, 01 kế toán viên và 01 chuyên viên pháp lý kiêm văn thư, thủ quỹ; Các Phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, tối thiểu 02 Trợ giúp viên pháp lý và 01 chuyên viên pháp lý. Số lượng Trợ giúp viên pháp lý của mỗi Phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm; Chi nhánh của Trung tâm gồm Trưởng Chi nhánh, tối thiểu 01 Trợ giúp viên pháp lý và 01 chuyên viên pháp lý.
Định mức biên chế của Trung tâm không bao gồm các chức danh hợp đồng.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và Trưởng Chi nhánh của Trung tâm được thực hiện theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.
Trung tâm có các Chi nhánh được thành lập tại một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp huyện để thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa bàn được phân công. Ưu tiên thành lập Chi nhánh ở các huyện vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi chưa có tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Số lượng, địa điểm đặt Chi nhánh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.
Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra Trung tâm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức, bảo đảm đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý có điều kiện chuyên môn hoá và tích luỹ kinh nghiệm, hạn chế điều chuyển không cần thiết; phân cấp cụ thể để Trung tâm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


LIÊN TỊCH: BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC​


Nộp tiền phạt qua tài khoản - Ngày 06/11/2008, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN hướng dẫn thi hành Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo đó, điều kiện áp dụng hình thức nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm như sau: Người vi phạm có tài khoản mở tại ngân hàng, tài khoản đang hoạt động bình thường và có đủ tiền để thi hành quyết định xử phạt tự nguyện nộp; Người vi phạm bị xử phạt với mức tiền phạt trên 200.000 đồng…
Nguyên tắc thu, nộp tiền phạt: việc nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm được giao quyết định xử phạt; Khi nhận được uỷ nhiệm chi hợp lệ do người vi phạm ký, nếu trong tài khoản của người vi phạm có đủ tiền để chấp hành quyết định xử phạt thì ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm tiến hành ngay các thủ tục thanh toán để chuyển tiền nộp phạt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính được ghi trên quyết định xử phạt.
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm, thì người ra quyết định xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu người vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người ra quyết định xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Ngay khi người vi phạm xuất trình được chứng từ để chứng minh đã chuyển đủ số tiền nộp phạt vào đúng tài khoản ghi trên quyết định xử phạt, cơ quan của người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm hoàn trả cho người vi phạm toàn bộ giấy tờ hoặc phương tiện vi phạm đã bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, trừ những tang vật, phương tiện bị tịch thu hoặc trường hợp bị áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, đình chỉ lưu hành phương tiện có thời hạn.
Ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền nộp phạt đúng thời hạn theo yêu cầu của người vi phạm, chịu trách nhiệm trước người vi phạm nếu chậm trễ tiến hành các thủ tục thanh toán dẫn đến việc người vi phạm không thể chấp hành quyết định xử phạt đúng thời hạn; cung cấp đủ thông tin về khoản nộp phạt trên chứng từ nộp phạt cho Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


Hỗ trợ vốn kinh doanh, sản xuất
- Ngày 03/11/2008, Ngân hàng Nhà nước đã ra Công văn số 9776/NHNN-CSTT về việc thực hiện một số biện pháp về tín dụng và lãi suất.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện: điều chỉnh lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và bảo đảm khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, nhất là các hộ nông dân sản xuất vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
Thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hoá như gạo, xi măng, sắt…
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÃ CÓ


CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 14/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1647/QĐ-TTg về đổi tên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây thành Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.

- Ngày 10/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1603/QĐ-TTg về việc bổ sung Uỷ viên Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008 - 2015.

- Ngày 08/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1602/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Y khoa thuộc Đại học Thái Nguyên thành Trường Đại học Y - Dược thuộc đại học Thái Nguyên.

- Ngày 07/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 31/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngày 07/11/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1601/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Ngày 27/10/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 13/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn 10080/NHNN-CSTT về việc cung cấp thông tin lãi suất huy động và cho vay.

- Ngày 10/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7694/VPCP-KTTH về việc bổ sung vốn dự toán 2008 thực hiện Chương trình cải cách hành chính từ nguồn viện trợ của Đan Mạch.

- Ngày 31/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1864/TTg-KTTH về việc bổ sung vốn cho Chương trình 135 phát triển ngành nông nghiệp.

THUẾ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ


- Ngày 10/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 100/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng khí hoá lỏng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

- Ngày 07/10/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 99/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

- Ngày 30/10/2008, Bộ Tài chính và Văn phòng Trung ương Đảng ban hành Thông tư liên tịch 99/2008/TTLT-BTC-VPTW về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động, triển khai của Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở các cấp.

TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

- Ngày 10/11/2008, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 2271/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán Duy trì hệ thống thoát nước đô thị.

- Ngày 10/11/2008, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 2272/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị.

- Ngày 10/11/2008, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 2273/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán Duy trì cây xanh đô thị.

- Ngày 07/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7659/VPCP-KGVX về việc xử lý chất thải.

LÂM NGHIỆP - NÔNG NGHIỆP


- Ngày 07/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7670/VPCP-KTN về việc triển khai trồng mới 100.000 ha cao su ở Tây Nguyên.

- Ngày 22/10/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 105/2008/QĐ-BNN về việc ban hành "Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam".

HÀNH CHÍNH

- Ngày 04/11/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 62/2008/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành Hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.

- Ngày 06/10/2008, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 02/2008/QĐ-BNV về việc ban hành biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

THƯƠNG MẠI

- Ngày 31/10/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 97/2008/QĐ-BTC về việc tạo nguồn xử lý lỗ kinh doanh mặt hàng mazút tồn kho tại thời điểm 21/7/2008 của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.

ĐẦU TƯ

- Ngày 31/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1856/TTg-KTN về việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí tại xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

- Ngày 31/10/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7451/VPCP-KTN về việc giao nhiệm vụ lập Dự án cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính đất nông lâm trường quốc doanh.

- Ngày 31/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1842/TTg-KTTH về việc bổ sung vốn Chương trình 135 năm 2008 và định mức vốn thực hiện các dự án thành phần Chương trình 135 năm 2009.

- Ngày 31/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1859/TTg-KTN về việc chọn chuyên gia nước ngoài hỗ trợ công tác lập quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cam Ranh.

AN NINH TRẬT TỰ

- Ngày 30/10/2008, Bộ Công an ban hành Quyết định 1888/2008/QĐ-BCA về việc phê duyệt Đề án Thu thập, quản lý dữ liệu và xử lý thông tin về tình hình ma tuý trong công tác phòng, chống ma tuý.

- Ngày 20/10/2008, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BQP-BCA về quan hệ phối hợp trong một số hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội và ngoài Quân đội.

Y TẾ - SỨC KHOẺ

- Ngày 24/10/2008, Bộ Y tế ban hành Công văn 7320/BYT-TB-CT về việc hướng dẫn triển khai Quyết định số 3333/QĐ-BYT ngày 08/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ triển khai Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008 - 2010.

GIAO THÔNG

- Ngày 23/10/2008, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành Công văn 1520/TĐC-ĐGPH về việc hướng dẫn cách thể hiện dấu hợp quy trên mũ bảo hiểm.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 12/11/2008, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Báo cáo 184/BC-UBTVQH12 về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007 - 2011).

- Ngày 11/11/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 505/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp giao ban Bộ tháng 10/2008.

- Ngày 10/11/2008, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 2274/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán Duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.

- Ngày 04/11/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7543/VPCP-ĐP về một số đề nghị của tỉnh Nam Địn
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

CHÍNH PHỦ

Phòng thủ dân sự - Theo Nghị định số 117/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 14/11/2008, Chính phủ quy định: Phòng thủ dân sự (PTDS) được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cơ sở và theo vùng lãnh thổ. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự. Thủ tướng chỉ đạo PTDS trong phạm vi cả nước.
Lực lượng PTDS gồm lực lượng nòng cốt (dân quân, công an cấp xã; tự vệ cơ quan; tổ chức; lực lượng phòng thủ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân và các Bộ, ngành); lực lượng rộng rãi (toàn dân tham gia).
Lực lượng PTDS có trách nhiệm tuyên truyền, huấn luyện kiến thức về phòng thủ dân sự; dự báo các nguy cơ, quy mô, mức độ thiệt hại của khu vực có thể xảy ra thảm họa. Thông báo, truyền lệnh báo động kịp thời khi xảy ra thảm họa; triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết khi có thảm họa (sơ tán nhân dân, phân tán tài sản của Nhà nước và nhân dân đến nơi an toàn, tiến hành cứu sập, tìm kiếm, cứu nạn, khôi phục các hoạt động công cộng...).
Việc xây dựng hệ thống công trình PTDS ở từng cấp khi có chiến tranh phải gắn với quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ. Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng các công trình PTDS. Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các công trình ngầm để bảo đảm tính lưỡng dụng.
Chế độ đối với người được huy động huấn luyện và làm nhiệm vụ PTDS được quy định như sau: người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ PTDS được trợ cấp ngày công lao động. Đối với lao động phổ thông, mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,04 so với mức lương tối thiểu tại thời điểm đó; đối với lao động liên quan trực tiếp tới chất phóng xạ, hóa chất độc hại,... mức trợ cấp thấp nhất là 0,1 so với mức lương tối thiểu.
Người tham gia lực lượng PTDS nếu bị ốm đau, tai nạn trong khi huấn luyện, làm nhiệm vụ, kể cả trong và ngoài giờ hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động; nếu có hành động dũng cảm cứu người, tài sản của nhà nước và nhân dân mà bị thương, hy sinh thì được xem xét để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Phí thuỷ lợi - Ngày 14/11/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Theo đó, mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa được tính trên ha/vụ. Mức thấp nhất là 566.000 đồng/ha/vụ đối với vùng miền núi tưới tiêu bằng trọng lực và cao nhất là 1.097.000 đồng đối với đồng bằng sông Hồng tưới tiêu bằng động lực.
Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức phí quy định (quy định cũ là từ 50 - 70%); chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thu bằng 40%, động lực: 50% (quy định cũ là 40 - 60%).
Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ Đông thì mức thu thủy lợi phí bằng 40% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa (mức cũ là từ 30 - 50%).
Mức thủy lợi phí sản xuất muối vẫn giữ nguyên mức cũ là 2% giá trị muối thành phẩm.
Khung mức tiêu nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực tăng gấp đôi so với mức cũ.
Điểm mới của Nghị định này là miễn thủy lợi phí cho nông dân và quy định rất rõ việc miễn thủy lợi phí đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp và làm muối, bao gồm đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng... kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.
Đối với các hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cũng được miễn thủy lợi phí cho toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp và làm muối.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.

Phòng, chống ma tuý - Ngày 11/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 32/2008/CT-TTg về việc tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý và Nghị quyết số 16/2008/NQ-NQ12.
Thủ tướng chỉ đạo: UBND các tỉnh phải củng cố Ban chỉ đạo và lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy các cấp. Người đứng đầu chính quyền các cấp, Thủ trưởng các ngành, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tệ nạn ma túy phức tạp, nghiêm trọng, kéo dài trong cơ quan, đơn vị.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng; cai nghiện ma túy tập trung tại cơ sở cai nghiện và hỗ trợ người đã cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Bộ Công an khẩn trương hoàn thành xây dựng Chiến lược phòng, chống ma túy đến năm 2015, tầm nhìn 2020 để trình Chính phủ phê duyệt, đồng thời chủ trì kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các cấp, các lực lượng tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục xác định người nghiện ma túy và chỉ đạo các cơ sở y tế có trách nhiệm phối hợp xét nghiệm, tham gia chữa trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy; quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; kiểm soát chặt chẽ tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong lĩnh vực y tế.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

BỘ TÀI CHÍNH


Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Ngày 17/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Theo đó, áp dụng mức thu lệ phí cấp mới Thông báo chấp thuận điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với Thương nhân nước ngoài vào Việt Nam là 16,5 triệu đồng/giấy; Sửa đổi, bổ sung thông báo: 6 triệu đồng; Cấp lại thông báo: 0,5 triệu đồng.
Mức thu cấp mới thông báo đối với Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài là 4 triệu đồng/giấy; Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo: 0,5 triệu đồng.
Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước cấp mới thông báo là 4 triệu đồng/giấy; Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo: 0,5 triệu đồng.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Đấu thầu dịch vụ công
- Ngày 13/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 105/2008/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo đó, dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đấu thầu cung cấp dịch vụ khi đảm bảo các điều kiện sau: Có kế hoạch đấu thầu và được phân bổ dự toán kinh phí cho dịch vụ sự nghiệp công phải đấu thầu; Xác định được đối tượng sử dụng dịch vụ sự nghiệp công; Xác định được tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước có tổng trị giá từ 500 triệu đồng trở lên...
Đối với dịch vụ sự nghiệp công có tổng trị giá dưới 500 triệu đồng nhưng đủ điều kiện để đấu thầu thì Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tuỳ tình hình cụ thể để quyết định hình thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ...
Tùy theo tính chất và trình tự thực hiện, có thể chia dịch vụ sự nghiệp công thành các gói thầu. Việc phân chia thành các gói thầu phải bảo đảm tính đồng bộ của dịch vụ. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu bao gồm: Tên gói thầu: tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dịch vụ; Tiêu chuẩn và mục tiêu của gói thầu; Giá gói thầu: giá gói thầu do cơ quan tổ chức đấu thầu xây dựng dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; Hình thức lựa chọn nhà cung cấp; phương thức đấu thầu; Nguồn vốn: đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn và phương thức thanh toán cho nhà cung cấp; Thời gian lựa chọn nhà cung cấp: thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà cung cấp thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu theo đúng quy định của Luật đấu thầu; Thời gian thực hiện hợp đồng: thời gian thực hiện hợp đồng phải bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dịch vụ sự nghiệp công...
Cơ quan tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được thu các khoản sau: bán hồ sơ mời thầu tối đa là 1 triệu đồng/bộ đối với gói thầu trong nước. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ quốc tế; Thu phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30 triệu đồng…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chính sách bình ổn giá - Ngày 13/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 104/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP.
Theo đó, khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường như: Tăng cao, giảm thấp không hợp lý khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế hoặc tổ chức cá nhân lạm dụng liên kết độc quyền về giá, đầu cơ, găm hàng, tin đồn thất thiệt không... làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của nhân dân thì Nhà nước sẽ áp dụng chính sách này.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá: xăng, dầu; xi măng; thép xây dựng; khí hóa lỏng; phân bón hóa học; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y: Một số loại kháng sinh; muối do diêm dân sản xuất; sữa; đường ăn; thóc, gạo; thuốc phòng, chữa bệnh cho người bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế; cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương; hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Điều kiện cụ thể để bình ổn giá được căn cứ: Nếu các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá tăng trong 15 ngày liên tục; giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố và áp dụng biện pháp bình ổn giá, trong đó chính sách bao gồm: Điều chỉnh cung-cầu hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia; các biện pháp tài chính, tiền tệ...
Các DN vi phạm có thể bị đình chỉ các mức giá hàng hóa; bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu phần chênh lệch giá tăng bất hợp lý vào ngân sách nhà nước; nếu vi phạm nghiêm trọng chính sách bình ổn giá có thể bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện chính sách bình ổn giá, các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ sẽ phải thực hiện đăng ký giá. Bộ Tài chính có quyền quyết định bổ sung các DN phải thực hiện đăng ký giá…
Thông tư này có hiệu lực sau 15, kể từ ngày đăng Công báo.

Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia - Ngày 12/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 103/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý.
Theo đó, nguyên tắc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như sau: Việc bán đấu giá được thực hiện công khai, liên tục và không hạn chế số vòng đấu, bình đẳng, trung thực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia; Cuộc bán đấu giá chỉ được tiến hành khi có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đăng ký tham gia đấu giá; Hàng dự trữ quốc gia được đấu giá theo một đơn vị tài sản bán đấu giá...
Trước thời điểm cuộc bán đấu giá, nếu giá thị trường có biến động (tăng hoặc giảm) so với giá khởi điểm đã thông báo thì phải thực hiện điều chỉnh giá khởi điểm. Nếu người đã đăng ký tham gia đấu giá không chấp nhận việc điều chỉnh giá khởi điểm của một đơn vị tài sản bán đấu giá thì được hoàn trả lại tiền mua hồ sơ đấu giá và khoản tiền đã đặt trước (nếu đã nộp)…
Tùy theo từng loại hàng dự trữ xuất bán, người bán đấu giá sẽ quy định bước giá cụ thể áp dụng cho từng cuộc bán đấu giá, nhưng tối đa không quá 1% của giá khởi điểm của vòng đấu đầu tiên...
Cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức thuộc, trực thuộc Cục Dự trữ quốc gia không được tham gia đấu giá mua hàng dự trữ quốc gia dưới bất kỳ hình thức nào.
Đấu giá được thực hiện dưới hình thức bỏ phiếu kín theo vòng. Vòng đấu giá cuối cùng là vòng đấu khi tất cả những người tham gia đấu giá tự nguyện từ chối bỏ phiếu vòng đấu tiếp theo. Người trả giá cao nhất nhưng phải đảm bảo mức giá đã trả ít nhất bằng giá khởi điểm tại vòng đấu cuối cùng là người mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá.
Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả một giá cao nhất thì những người này phải tiếp tục tham gia đấu giá cho đến khi có một người trả giá cao nhất và đảm bảo mức giá đã trả thấp nhất phải bằng giá khởi điểm của vòng đấu, vòng đấu đó là vòng đấu cuối cùng; người trả giá cao nhất đó là người mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá. Trong trường hợp những người này từ chối tiếp tục tham gia trả giá, thì người điều hành cuộc bán đấu giá tổ chức việc rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm là người mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá…
Người đã đăng ký mua hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước cho người bán đấu giá tài sản và không được tính lãi trong thời gian ký đặt. Mức tiền đặt trước của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá do người bán đấu giá tài sản quy định cụ thể nhưng tối đa không quá 5% giá khởi điểm của đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

LIÊN BỘ: TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI


Quản lý cước dịch vụ hàng không - Ngày 12/11/2008, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
Theo đó, giá cước vận chuyển hàng không nội địa (hàng hoá, hành khách); giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam được quản lý theo các hình thức sau: Nhà nước quyết định giá, khung giá đối với các dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; Đơn vị thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với các dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; Hiệp thương giá đối với các dịch vụ không thuộc hai trường hợp trên...
Khi giá nhiên liệu biến động vượt trên 20% mức giá đã tính trong khung giá cước, trường hợp không điều chỉnh khung giá, Bộ Tài chính chủ trì xem xét, quy định mức tối đa phụ thu xăng dầu nội địa áp dụng có thời hạn.
Việc tổ chức hiệp thương giá được thực hiện đối với các dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây: Dịch vụ không thuộc danh mục do Nhà nước định giá; Dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế; Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng...
Kết quả hiệp thương giá do các bên thỏa thuận được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá ban hành để thi hành. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà hai bên mua và bán không thống nhất được mức giá thì Bộ Tài chính quyết định mức giá tạm thời để hai bên thi hành, Quyết định giá tạm thời này có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên được quyền thỏa thuận giá mua, giá bán. Nếu các bên thỏa thuận được giá thì thực hiện theo giá thỏa thuận và có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương biết mức giá đã thỏa thuận, thời gian thực hiện. Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì Bộ Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá lại theo quy định và trong thời gian tổ chức hiệp thương, các bên vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định giá tạm thời...
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Quản lý dịch vụ Internet - Ngày 12/11/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân không được in, phát hành, bán thẻ và bán lại dịch vụ điện thoại Internet của doanh nghiệp không có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ điện thoại Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp dưới bất kỳ hình thức nào…
Việc triển khai các trang thiết bị và phương án kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an toàn thông tin phải có phương án dự phòng cho kênh truyền dẫn, hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, sao lưu dữ liệu, nguồn điện đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách liên tục và thông suốt; Cung cấp đầu mối liên lạc trong các hoạt động ứng cứu sự cố mạng máy tính cho Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam và đảm bảo đầu mối này có khả năng liên lạc 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần…
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể thời gian mở, đóng cửa của đại lý Internet tại địa phương mình quản lý trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.
Tất cả các doanh nghiệp đã được cấp phép cung cấp dịch vụ Intemet theo quy định trước đây phải tiến hành làm thủ tục đổi giấy phép trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

QUỐC HỘI


Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 - Theo Nghị quyết số 23/2008/NQ-QH12 thông qua ngày 06/11/2008, Quốc hội thống nhất chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5% và nhấn mạnh những nhiệm vụ chính sau:
Theo dõi chặt chẽ, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là những biến động về tình hình kinh tế, tài chính thế giới, chủ động xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của khủng hoảng từ bên ngoài đến hệ thống tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế…
Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công ngay từ việc duyệt kế hoạch đầu tư năm 2009, triệt để tiết kiệm chi; công khai danh sách các công trình dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trong đó tập trung vốn cho các công trình dự án giao thông, thủy lợi, điện và phục vụ an sinh xã hội cần hoàn thành trong năm 2009 và quý I năm 2010. Có kế hoạch cụ thể, phát hành phù hợp với khả năng giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn…
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ở các làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…
Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu; giảm tối đa nhập siêu; phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường truyền thống và thị trường mới có nhiều tiềm năng, khuyến khích sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu một số loại tài nguyên, khoáng sản…
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo ra bước tiến mới về chất, trọng tâm là thủ tục hành chính và trách nhiệm công vụ, đề cao trách nhiệm cá nhân. Chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành vĩ mô; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương…
Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ, việc vi phạm. Ðề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…


CHÍNH PHỦ


Cơ cấu tổ chức - Ngày 27/11/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bộ có 29 đơn vị trực thuộc, bao gồm: Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Chính sách thuế, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Quản lý giá, Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính…
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng ban hành các quyết định: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Phiên họp Chính phủ giữa tháng 11 năm 2008 - Theo Nghị quyết số 27/2008/NQ-CP ra ngày 25/11/2008, Chính phủ đã họp bàn một số vấn đề sau: để thực hiện giảm nghèo đối với những huyện có tỷ lệ nghèo cao, một mặt, cần tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành trên cơ sở rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới; mặt khác, ban hành các cơ chế, chính sách mới mang tính chất đột phá, đặc thù, phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế-xã hội của từng huyện, từng địa phương.
Giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh Đề án và Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, sớm trình Thủ tướng ký, ban hành. Cần quy định một số cơ chế, chính sách cụ thể triển khai thực hiện ngay sau khi ban hành; đồng thời đưa ra một số định hướng chính sách, để từ đó ban hành các văn bản cụ thể hóa.
Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân, của nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Tuy nhiên, việc quy định thiếu chặt chẽ tại Điều 10 dẫn đến cách hiểu là nhà nước không hạn chế quy mô gia đình ở mức 1 đến 2 con. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giảm sinh thời gian qua không hoàn thành. Để khắc phục tình trạng này, từng bước đưa công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đi vào nề nếp, cần phải ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003, trong đó quy định rõ quy mô gia đình 1 đến 2 con, thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Việc khai thác tràn lan và xuất khẩu quặng khoáng sản, đất hiếm... tăng mạnh thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc biểu khung thuế suất thuế tài nguyên đối với nhóm khoáng sản kim loại và phi kim loại ban hành từ năm 1998 còn thấp, không phù hợp với tình hình hiện nay. Để góp phần hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, tăng ngân sách địa phương dành cho cải tạo môi trường, sửa chữa cơ sở hạ tầng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, cần phải ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân - Theo Công văn số 8048/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ, ra ngày 21/11/2008, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: các địa phương, các cơ quan báo chí, các đài phát thanh truyền hình cần tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, thời điểm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân; những công việc cần làm của cơ quan Thuế, của đơn vị khấu trừ thuế và của người nộp thuế; việc đăng ký, cấp mã số thuế đối với cá nhân nộp thuế…
Những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành chỉ thị hoặc chưa có kế hoạch chi tiết về việc triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân phải hoàn thành và ban hành trước ngày 10/12/2008 chỉ thị hoặc kế hoạch để triển khai thực hiện…
Giao Bộ Tài chính, Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân tổ chức kiểm tra và báo cáo Thủ tướng về tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân ở các địa phương; việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật thuế thu nhập cá nhân và việc đăng ký, cấp mã số thuế ở các địa phương trên cả nước…

Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Ngày 21/11/2008, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 321/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng về việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài.
Theo đó, đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, bảo đảm quyền và các lợi ích chính đáng mà người khiếu nại vẫn cố tình khiếu kiện kéo dài, đưa ra những yêu cầu không phù hợp, không có cơ sở để giải quyết thì Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan có liên quan có văn bản trả lời, chấm dứt việc giải quyết và thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nếu người khiếu nại gây rối trật tự công cộng hoặc có hành vi phạm pháp thì phối hợp với Bộ Công an có biện pháp xử lý nghiêm minh…
Đối với vụ việc đã được xem xét, giải quyết nhưng người khiếu nại, tố cáo vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, gay gắt thì Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và UBND tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát lại toàn bộ nội dung vụ việc. Trong quá trình kiểm tra, kết luận, giải quyết cần vận dụng đầy đủ chính sách, pháp luật, tính hợp lý và thực tế để có biện pháp giải quyết có lý, có tình, thực tế và có tính khả thi, chấm dứt được khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại gặp hoàn cảnh khó khăn thì vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp giải quyết giúp họ ổn định cuộc sống, không tiếp tục khiếu kiện kéo dài…

Kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách - Theo Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ra ngày 20/11/2008, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách tài khoá và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra. Phải bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định…
Khẩn trương xử lý, nộp và phản ánh đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản vay nợ, viện trợ; các khoản thuế đã được kê khai, thông báo nhưng chậm nộp; các khoản thuế ẩn lậu được thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị.
Nghiêm cấm việc để các khoản thu ngoài ngân sách nhà nước trái với quy định. Nghiêm cấm việc lập các quỹ ngoài ngân sách và sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đối với những việc, nội dung sai chế độ quy định.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác chống gian lận thương mại, chống thất thu và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách nhà nước, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và tài sản của nhà nước. Thực hiện rà soát, bãi bỏ các khoản thu phí, lệ phí ban hành không đúng thẩm quyền, quy định.
Nâng cao chất lượng của công tác quyết toán ngân sách nhà nước, thực hiện xét duyệt, thẩm định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới theo đúng chế độ và thời hạn quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc chậm thực hiện các kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra đối với các sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm được giao quản lý…





 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

BỘ CÔNG THƯƠNG


Sản xuất và kinh doanh thuốc lá - Ngày 25/11/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2008/TT-BCT hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Theo đó, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; chỉ các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và được Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá và phải thực hiện đúng các điều kiện quy định trong suốt quá trình hoạt động.
Đầu tư chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá, sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và không vượt quá tổng năng lực sản xuất do Bộ Công Thương xác định và công bố…
Sản phẩm thuốc lá là hàng hóa hạn chế kinh doanh; chỉ các thương nhân được Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá mới được kinh doanh sản phẩm thuốc lá và chỉ kinh doanh trong phạm vi Giấy phép được cấp.
Mỗi thương nhân chỉ có một Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. Thương nhân bán buôn ngoài việc bán buôn cho các thương nhân khác quy định tại Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, được phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại địa điểm kinh doanh của mình mà không phải xin thêm Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá…
Về bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá ngoài việc trực tiếp bán cho thương nhân thuộc hệ thống phân phối của mình, được phép trực tiếp bán lẻ để giới thiệu sản phẩm thuốc lá của mình tại các cửa hàng trực thuộc, doanh nghiệp được phép mua lại sản phẩm thuốc lá của thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) khác nếu được sự chấp thuận của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá cho thương nhân này và chỉ được bán các sản phẩm thuốc lá đã mua lại trong địa bàn tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính ghi trong Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá được cấp.
Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn), thương nhân bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) chỉ bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho người tiêu dùng tại điểm kinh doanh của mình đã được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá; không sử dụng nhân viên của mình hoặc của thương nhân khác để trực tiếp giới thiệu sản phẩm thuốc lá cho người tiêu dùng hoặc bán lưu động sản phẩm thuốc lá cho người tiêu dùng ngoài địa điểm kinh doanh đã cấp phép; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quảng cáo, khuyến mại và các quy định khác có liên quan của pháp luật về kinh doanh thuốc lá…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ TÀI CHÍNH


Giao dịch chứng khoán chưa niêm yết - Ngày 20/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết đinh số 108/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Theo đó, áp dụng biên độ giao dịch cổ phiếu là ±10%, có thể thay đổi tùy theo tình hình thị trường, riêng với trái phiếu không áp dụng biên độ.
Giao dịch chứng khoán chưa niêm yết sử dụng phương thức thỏa thuận bao gồm 02 hình thức: thỏa thuận điện tử và thoả thuận thông thường. Đối với hình thức thỏa thuận điện tử, đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Trường hợp không có lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện, thành viên phải nhập lệnh ngay vào hệ thống đăng ký giao dịch theo thứ tự ưu tiên về thời gian.
Với hình thức thỏa thuận thông thường, bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này.
Nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì có thể dùng ngay tài khoản này để thực hiện giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch. Nhà đầu tư không được phép đồng thời vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch. Khi đặt lệnh mua, nhà đầu tư cần ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với công ty chứng khoán và đảm bảo khả năng thanh toán đúng thời hạn…
Khối lượng giao dịch tối thiểu cũng được quy định là 10 cổ phiếu hoặc trái phiếu, với mệnh giá lần lượt 10.000 đồng và 100.000 đồng.
Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch thực hiện theo quyết định của Thủ tướng.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu - Ngày 18/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo đó, các loại trứng chim, trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi nhập khẩu dùng để ấp, để làm giống sẽ được miễn thuế; còn lại đều phải chịu thuế suất 30%... Các loại trứng chim và trứng gia cầm đã bóc vỏ, lòng đỏ trứng, tươi, sấy khô, hấp chín, đóng bánh, đông lạnh... chưa có đường hoặc chất ngọt khác sẽ chịu thuế suất là 20%...
Các loại mỡ và dầu của cá thuế suất là 7%, mỡ và dầu động vật khác: 15%; dầu đậu tương, dầu lạc, dầu ô liu, dầu cọ, dầu hạt hướng dương, dầu dừa... ở dạng thô là 3% nhưng nếu đã qua tinh chế là 25%...
Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng đã qua hydro hoá, este hoá liên hợp, tái este hoá hoặc eledin hoá toàn bộ hoặc một phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm đều có thuế suất là 25%. Các loại margarin trừ margarin dạng lỏng, shortening có thuế suất là 20%, còn lại có mức thuế suất là 30%...
Các loại xi măng đều có thuế suất là 38% trừ clanhke xi măng có thuế suất là 10%.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 28/11/2008.

Quyết toán ngân sách hàng năm - Ngày 18/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 108/2008/TT-BTC hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
Theo đó, số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách đến hết ngày 31/12 của các cơ quan Đảng, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... sẽ được sử dụng đến hết ngày 31/01 năm sau. Nếu còn dư tài khoản, chậm nhất ngày 10/02 năm sau các đơn vị sử dụng ngân sách phải đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi với Kho bạc và phải nộp lại ngân sách Nhà nước. Số dư tài khoản tiền gửi của ngân sách cấp xã được chuyển sang ngân sách năm sau sử dụng theo chế độ quy định…
Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12 thì thời hạn chi ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31/01 năm sau nên chứng từ chi ngân sách gửi đến Kho bạc giao dịch chậm nhất hết ngày 25/01 năm sau.
Hết ngày 31/01 năm sau, dự toán ngân sách giao cho đơn vị, dự án, công trình chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết không được chi tiếp và bị huỷ bỏ; trừ một số trường hợp đã được quy định cụ thể…
Riêng một số nguồn kinh phí giao tự chủ của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án; Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp... được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp mà không phải xét chuyển.
Các khoản thu ngân sách nhà nước từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp phải hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước cùng với vốn vay nợ, viện trợ ngoài nước thì phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định. Các khoản ghi thu, ghi chi vào ngân sách năm nào thì quyết toán vào thu, chi ngân sách năm đó.
Khi duyệt, thẩm định, thanh tra, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, nếu phát hiện các khoản chi sai thì phải thu hồi đủ cho ngân sách; nếu chưa đủ điều kiện quyết toán thì phải hoàn chỉnh thủ tục quyết toán theo quy định. Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét duyệt quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo chế độ quy định. Các đơn vị dự toán, các địa phương được thanh tra, kiểm toán phải xử lý dứt điểm và báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước gửi đơn vị dự toán cấp trên, cơ quan tài chính cấp trên.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

Hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần - Theo Thông tư số 106/2008/TT-BTC ban hành ngày 18/11/2008, Bộ Tài chính hướng dẫn: khi nhận được thông báo hoặc quyết định cổ phần hoá (CPH), doanh nghiệp CPH có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Đối với tài sản thừa, thiếu trong quá trình kiểm kê, doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân của tài sản thừa, thiếu và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất. Giá trị tài sản thiếu sau khi trừ các khoản bồi thường được ghi nhận vào giá vốn hàng bán đối với vật tư, hàng hoá thiếu và ghi nhận vào chi phí khác đối với giá trị còn lại của tài sản cố định.
Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi CPH để bảo đảm quyền lợi cho người lao động…
Trường hợp doanh nghiệp CPH kế thừa vốn đầu tư đã đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì đơn vị phải xác định lại giá trị vốn đầu tư dài hạn tại thời điểm chuyển giao…
Đối với khoản đã chi trực tiếp cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên vượt quá nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi tại thời điểm CPH thì phải thực hiện thu hồi trước khi bán cổ phần ưu đãi…
Trong trường hợp thời gian tính từ khi nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phần đến thời điểm Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên 3 tháng thì doanh nghiệp được tính lãi vay để trả cho các nhà đầu tư…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học - Theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 15/11/2008, quy định: nhà trường được tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học (VLVH) các ngành đã có quyết định giao nhiệm vụ đào tạo chính quy và có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy các ngành học đó. Chương trình đào tạo được thiết kế như chương trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với việc tổ chức đào tạo theo hình thức VLVH. Trường phải có đội ngũ giảng viên đủ số lượng, đạt chuẩn và đồng bộ về cơ cấu; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện đồng thời đào tạo chính quy và đào tạo theo hình thức VLVH.
Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11; mỗi đợt thi 04 ngày từ ngày 15 đến ngày 18…
Những người đã có bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ có nguyện vọng học ĐH, CĐ ngành học khác theo hình thức VLVH, được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ theo hình thức VLVH…
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp là 1,0 điểm; giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm. Điểm xét tuyển tối thiểu ĐH các khối A, B, C, D là 12 điểm của 3 môn thi (không nhân hệ số) đối với học sinh phổ thông Khu vực 3. Điểm xét tuyển tối thiểu CĐ là 09 điểm của 3 môn thi (không nhân hệ số) đối với học sinh phổ thông Khu vực 3.
Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: tổ chức in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; biên soạn đề thi các môn năng khiếu, nghệ thuật; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển…
Các trường không có điều kiện tự ra đề thi đối với những môn năng khiếu, nghệ thuật, không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên…
Trước kỳ thi chậm nhất là một tuần, Hội đồng tuyển sinh phải tổ chức các điểm thi và chuẩn bị đủ số phòng thi cần thiết. Mỗi phòng thi chỉ bố trí tối đa 30 thí sinh, phải có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn, bảng. Khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề nhau phải từ 1,2m trở lên. Vị trí phòng thi phải đảm bảo an toàn, yên tĩnh, tách biệt với khu nhà ở và khu làm việc. Mỗi phòng thi phải có 02 cán bộ coi thi.
Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót, đạt yêu cầu phân loại được trình độ của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình THPT. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp mang tính đánh đố…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

QUỐC HỘI


Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Luật quy định: Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) bao gồm: Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ; Xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại, nap-ta các chế phẩm; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.
Đối với dịch vụ bao gồm: Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê, ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót, máy sờ-lot và các loại máy tương tự; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh gôn bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; Kinh doanh xổ số.
Thuế suất TTTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ thấp nhất là 10% và cao nhất là 70%...
Luật cũng quy định: người nộp TTTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn TTTĐB theo điều ước quốc tế…
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu TTTĐB bằng nguyên liệu đã nộp TTTĐB nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số TTTĐB phải nộp ở khâu sản xuất.
Ngoài ra, người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu TTTĐB gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có)…
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/4/2009; các quy định đối với mặt hàng rượu và bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.

Luật thi hành án dân sự - Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật thi hành án dân sự số 26/21008/QH12.
Luật quy định: đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án (THA), nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả THA theo thoả thuận được công nhận.
Thời hiệu yêu cầu THA là 05 năm (quy định trước đây là 03 năm), kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được THA, người phải THA có quyền yêu cầu cơ quan THA dân sự có thẩm quyền ra quyết định THA. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Thứ tự thanh toán tiền THA thực hiện theo thứ tự sau: Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần; Án phí; Các khoản phải THA khác theo bản án, quyết định.
Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được THA thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được THA.
Người phải THA không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì có thể được xét miễn nghĩa vụ THA khi hết thời hạn sau: 05 năm, kể từ ngày ra quyết định THA đối với các khoản án phí không có giá ngạch; 10 năm, kể từ ngày ra quyết định THA đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 5 triệu đồng…
Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải THA cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ THA mà người phải THA không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được THA, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải THA thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ THA còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định...
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009.

Luật bảo hiểm y tế - Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, quy định: lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân như sau: đối tượng là học sinh, sinh viên thực hiện BHYT từ ngày 01/01/2010; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp từ 01/01/2012; Thân nhân của người lao động mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình, Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, Đối tượng mà Chính phủ có quy định riêng từ 01/01/2014; Các đối tượng khác từ 01/7/2009.
BHYT thực hiên theo nguyên tắc: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT; Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ % của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu; Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả…
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT được miễn thuế…
Người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật…
Người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý...
Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT tế cùng với giấy tờ theo quy định…

Luật quốc tịch Việt Nam - Theo Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: kể từ ngày 01/7/2009, người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam (QTVN) theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định…
Bên cạnh đó, những người khác chỉ cần có 1 trong 4 loại giấy tờ sau là có thể trở thành người có QTVN: Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ QTVN thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh QTVN của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập, trở lại QTVN, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Các điều kiện được nhập QTVN bao gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập QTVN; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Ngoài ra, người xin nhập QTVN có thể được nhập QTVN mà không phải có các điều kiện nói trên nếu là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước. Quy định người nhập QTVN thì phải thôi quốc tịch nước ngoài có thể được miễn áp dụng đối với các đối tượng này trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép…
Hồ sơ xin nhập QTVN gồm có các giấy tờ sau: Đơn xin nhập QTVN; Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập QTVN cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập QTVN cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

Luật giao thông đường bộ - Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ (GTĐB).
Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng GTĐB được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng GTĐB. UBND cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26%. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất phù hợp với loại đô thị.
Cấm điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở…
Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Người lái xe phải có độ tuổi, sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Cụ thể: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009.

Luật cán bộ, công chức - Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12.
Luật quy định: quản lý cán bộ, công chức (CBCC) phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; Việc sử dụng, đánh giá, phân loại CBCC phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; Thực hiện bình đẳng giới…
CBCC trong thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân…
CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân…
CBCC được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
CBCC 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Nếu 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, giải quyết cho thôi làm nhiệm vụ…
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý CBCC có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật CBCC, nếu để CBCC đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu CBCC bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu CBCC không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

Luật công nghệ cao - Luật công nghệ cao số 21/208/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, nêu rõ: Nhà nước tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao (CNC) trong các lĩnh vực công nghệ sau đây: Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ tự động hóa.
Sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển là sản phẩm CNC được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau: Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm; Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế-xã hội lớn; Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu; Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao CNC phục vụ nghiên cứu và phát triển CNC, sản xuất, kinh doanh sản phẩm CNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế nhập khẩu…
Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC được ưu đãi, hỗ trợ như sau: Giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng cơ sở ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu CNC, khu nông nghiệp ứng dụng CNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm CNC, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC, cung ứng dịch vụ CNC, hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu CNC…
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2009.

Luật đa dạng sinh học - Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (ĐDSH) phải tuân thủ nguyên tắc: Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH, với việc xóa đói, giảm nghèo; Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng ĐDSH phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân; Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH…
Luật cấm các hành vi: săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn; Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn…
Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của UBND các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn.
Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.
Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.
Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng ĐDSH của khu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn…
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2009.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 11/2008

CHÍNH PHỦ


Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông - Theo Nghị định số 121/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/12/2008, quy định: Nhà đầu tư được thực hiện đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông dưới các hình thức sau: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT; Đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp…
Đối với dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông, nếu là nhà đầu tư trong nước thì phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối (chiếm ít nhất 51% tổng số vốn đầu tư của dự án)... Nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì phải liên doanh hoặc liên kết với nhà đầu tư trong nước đã được cấp giấy phép…
Vốn đăng ký tối thiểu của dự án đầu tư được phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông công cộng trên phạm vi một tỉnh, thành phố là 160 tỷ đồng, trên phạm vi toàn quốc là 1600 tỷ đồng…
Đối với hoạt động đầu tư vào bưu chính, nhà đầu tư trong nước được thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư trong nước để cung ứng dịch vụ chuyển phát. Nếu liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp của bên nước ngoài chỉ được phép tối đa đến 51%. Kể từ ngày 11/01/2012 mới cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trên 51% hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước - Theo Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ra ngày 03/12/2008, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện triển khai hệ thống thư điện tử (email) tại cơ quan nhà nước các cấp; tạo lập email cho cơ quan, CBCCVC (tại những nơi chưa đủ điều kiện, xem xét tạm thời sử dụng email miễn phí có tính bảo mật cao).
Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn bảo đảm cán bộ có thể sử dụng email trong công việc…
Từ ngày 01/01/2009, tại những nơi đã bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật, bắt buộc ứng dụng hệ thống email vào hoạt động của cơ quan nhà nước bắt đầu từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và từ cấp đơn vị trực thuộc trực tiếp đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Công khai danh mục địa chỉ email chính thức của từng đơn vị trực thuộc và CBCCVC có thẩm quyền trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan.
Ngoài ra, các loại văn bản như: lịch công tác, các tài liệu trao đổi phục vụ công việc, phục vụ các cuộc họp, những văn bản gửi đến những cơ quan để biết, để báo cáo thì thực hiện gửi, nhận qua hệ thống email.
Những văn bản được chuyển qua hệ thống email phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước và cơ quan gửi không phải gửi thêm văn bản giấy.
Bên cạnh đó, phải tận dụng triệt để hệ thống email để trao đổi các loại văn bản, tài liệu với người dân và doanh nghiệp khi cung cấp các dịch vụ công và thường xuyên kiểm tra email của cơ quan để hồi đáp kịp thời email của các cơ quan, người dân và doanh nghiệp…

Điều chỉnh cước điện thoại - Ngày 01/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155/2008/QĐ-TTg phê duyệt phương án điều chỉnh cước dịch vụ điện thoại cố định nội hạt.
Theo đó từ 01/01/2009, sẽ áp dụng gói cước cơ bản đối với dịch vụ điện thoại cố định nội hạt tại nhà thuê bao (không phân biệt công nghệ và phương thức thanh toán) của tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt…
Cụ thể, điện thoại cố định nội hạt sẽ có cước thuê bao tháng là 20.000 đồng/tháng hoặc 635 đồng/ngày, cước liên lạc là 200 đồng/phút. Đối với dịch vụ điện thoại cố định nội hạt tại các điểm giao dịch công cộng; dịch vụ điện thoại cố định nội hạt đối với các khách hàng lớn, tại các doanh nghiệp, đại lý bán lại dịch vụ và các dịch vụ điện thoại cố định nội hạt khác mức cước nội hạt sẽ do các doanh nghiệp tự quy định nhưng không khác biệt quá 50% so với gói cước cơ bản…
Giai đoạn sau năm 2010, dịch vụ điện thoại cố định nội hạt tại nhà thuê bao (không phân biệt công nghệ và phương thức thanh toán) của tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt sẽ do doanh nghiệp tự quy định mức cước, phương thức tính cước nội hạt trên cơ sở khung giá hoặc chỉ số giá trần CPI (Cap Price Index) do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Các gói cước khác như: dịch vụ điện thoại cố định nội hạt tại các điểm giao dịch công cộng, dịch vụ điện thoại cố định nội hạt đối với các khách hàng lớn, các doanh nghiệp, đại lý bán lại dịch vụ và các dịch vụ điện thoại cố định nội hạt khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông thì doanh nghiệp tự quy định mức cước nội hạt nhưng không khác biệt quá 50% so với gói cước cơ bản và thời gian thực hiện bắt đầu từ 01/01/2011…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top