Văn bản pháp luật tháng 09/2008

tiger2774

Dễ thương nhất DKT
Hội viên mới
CHÍNH PHỦ

Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản - Ngày 01/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Thủ tướng yêu cầu: các địa phương hoàn thành công việc rà soát việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, xử lý các vi phạm... trước ngày 31/10/2008. Xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền trong quý IV/2008.
Việc rà soát, cấp lại giấy phép khai thác phải theo lộ trình cụ thể, bảo đảm không gây cản trở, ách tắc sản xuất của tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản. Riêng việc rà soát, cấp lại giấy phép khai thác than vùng Quảng Ninh cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 31/12/2008.
Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường; nộp phí bảo vệ môi trường và bảo đảm phục hồi môi trường sau khai thác; bảo đảm hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản không làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa và các khu dân cư, các công trình hạ tầng khác.
Kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự, tước quyền sử dụng giấy phép, thu hồi giấy phép theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, tái phạm.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2008
- Ngày 29/8/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong những tháng cuối năm 2008 theo Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị và Kết luận của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X).
Nghị quyết nhấn mạnh việc thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; Tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, tăng cường quản lý thị trường và điều hành giá cả; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; Bảo đảm an sinh xã hội; Nhiệm vụ thứ năm, các Bộ, ngành và địa phương cần chú trọng thực hiện quy chế về thông tin, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để bảo đảm công khai, minh bạch các thông tin về tình hình kinh tế xã hội và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương, địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, doanh nghiệp, qua đó củng cố lòng tin, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Để cụ thể hoá 5 nhóm nhiệm vụ này, ngay trong quý III năm 2008, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành quy định mới về tiêu chí, điều kiện thành lập ngân hàng theo hướng nâng cao yêu cầu về quy mô vốn, trình độ quản lý và các điều kiện kỹ thuật khác để làm căn cứ rà soát, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng hiện có, làm căn cứ cấp phép thành lập các ngân hàng mới. Trong khi chưa ban hành được các tiêu chí, điều kiện mới về thành lập ngân hàng, tạm thời chưa cấp phép thành lập mới các ngân hàng.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ nâng cao chất lượng hoạt động hoặc sáp nhập với ngân hàng khác để hình thành các ngân hàng lớn hơn, đủ sức phát triển trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản, công nghiệp có giá trị gia tăng cao như cơ khí, máy nông nghiệp, đóng tàu; thúc đẩy hoạt động gia công hàng hoá thuộc các ngành: điện tử, đồ gỗ, thuỷ sản,... để phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm ở mức 26 - 30%; tiếp tục áp dụng linh hoạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan (về kiểm soát tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu, bảo đảm tỷ lệ nhập siêu năm 2008 so với kim ngạch xuất khẩu ở mức khoảng 30%.
Giữ ổn định giá bán đến hết năm 2008 đối với bốn mặt hàng là điện, nước sạch, cước xe buýt công cộng, than cho 4 hộ tiêu dùng lớn (điện, phân bón, xi măng, giấy). Ngoài các mặt hàng nói trên, các mặt hàng khác thuộc danh mục các mặt hàng đang thực hiện chủ trương kiềm chế giá, doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm thiểu tác động bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về kê khai, niêm yết và đăng ký giá…

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
- Ngày 29/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến năm 2020.
Theo đó, phát triển VLXD phải bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; Phù hợp với các quy hoạch khác liên quan. Mọi nguồn lực sẽ được thu hút vào phát triển sản xuất VLXD. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD.
Các nhà máy xi măng lò quay có công nghệ hiện đại, quy mô lớn, cơ giới hóa và tự động hóa cao, tiêu tốn ít nhiên liệu, nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ được xây dựng. Không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng và trạm nghiền không có cơ sở sản xuất clinker. Dự kiến, sản lượng xi măng sẽ tăng mạnh, từ hơn 59 triệu tấn năm 2010 lên 88,5 triệu tấn năm 2015 và 112 triệu tấn năm 2020.
Đối với kính xây dựng, chú trọng sản xuất các mặt hàng kính có kích thước và độ dày lớn, các loại kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt, kính có khả năng tự làm sạch... Đầu tư mới công nghệ kính nổi hiện đại. Đến năm 2020, sản lượng kính xây dựng sẽ đạt hơn 200 triệu m2.
Về gạch đất sét nung, phát triển sản xuất gạch nung chất lượng cao có giá trị kinh tế, đặc biệt là các loại gạch xây không trát phục vụ xây dựng trong nước và xuất khẩu.
Về vật liệu xây không nung, tỷ lệ gạch không nung đến năm 2015 đạt 20 - 25% và năm 2020 là 30 - 40% tổng số vật liệu xây trong nước.
Đối với vật liệu lợp, phát triển sản xuất ngói nung truyền thống 22 viên/m2 ở các địa phương có nguồn nguyên liệu. Nghiêm cấm sử dụng amiăng amfibole (amiăng nâu và xanh) trong sản xuất tấm lợp. Đến năm 2020, sản lượng vật liệu lợp dự kiến đạt 224 triệu m2.
Quy hoạch cũng định hướng phát triển các vật liệu ốp lát nội thất với những tính năng đặc biệt như ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi nước, bám bẩm, có khả năng hút mùi hôi... Phát triển sản xuất ván gỗ công nghiệp để thay thế gỗ tự nhiên trong xây dựng, tấm trần từ các nguyên liệu chính là keo hữu cơ và sợi vải thủy tinh có khả năng chống cháy, các vật liệu cách âm, cách nhiệt từ bông sợi khoáng, bông thủy tinh, bông gốm...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều kiện xác định tai nạn nghề nghiệp
- Ngày 29/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Theo đó, người được xác định bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện: khi đang thi hành nhiệm vụ bị 1 trong 3 tai nạn (bị kim, vật nhọn đâm, vật sắc cứa xuyên qua da hoặc vật làm da bị trầy xước, nứt nẻ mà những vật này đã tiếp xúc với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV; bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da bị trầy xước, nứt nẻ hoặc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mắt, mũi, miệng); có Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp và được lập trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, có xác nhận của người làm chứng và được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người bị phơi nhiễm với HIV ký, xác nhận; kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật ELISA của người bị phơi nhiễm với HIV là âm tính.
Điều kiện xác định người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gồm: có Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV của cơ quan có thẩm quyền và kết quả xét nghiệm HIV của người bị phơi nhiễm với HIV tại 1 trong 3 thời điểm: 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau khi bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp là dương tính do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, gồm: Cục Quân y thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Y tế Bộ Công an; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Y tế thuộc Bộ Giao thông vận tải; Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thuế xuất khẩu tuyệt đối mặt hàng quặng
- Ngày 29/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 119/2008/QĐ-TTg về việc ban hành mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng quặng đồng thô và tinh quặng đồng.
Thủ tướng quyết định ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng đồng thô và tinh quặng đồng (thuộc phân nhóm 2603.00.00.00) là 200 USD/tấn.
Bên cạnh đó, giao Bộ Tài chính, căn cứ tình hình biến động của thị trường và giá cả các mặt hàng đồng thô và tinh quặng đồng trong từng thời kỳ, điều chỉnh tăng hoặc giảm không quá 20% mức thuế tuyệt đối trên. Trong trường hợp cần điều chỉnh vượt trên 20%, Bộ Tài chính có trách nhiệm trình Thủ tướng quyết định.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

CHÍNH PHỦ

Quản lý dịch vụ Internet - Ngày 28/8/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam để cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng. Doanh nghiệp có quyền từ chối hoặc tạm ngừng, ngừng cung cấp dịch vụ trong 1 số trường hợp như: người sử dụng dịch vụ Internet vi phạm pháp luật về Internet; không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước sử dụng...; Thiết bị truy cập đầu cuối Internet gây mất an toàn cho hệ thống thiết bị Internet, cho doanh nghiệp cung cấp và người sử dụng Internet...
Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao. Trong đó lưu ý, các tổ chức, cá nhân là chủ khách sạn, nhà hàng, văn phòng, sân bay... khi cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng không thu cước dịch vụ trong phạm vi các địa điểm nói trên đều phải ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và thực hiện đầy đủ các quy định về đại lý, trừ các quy định liên quan đến giá cước đối với người sử dụng dịch vụ.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được thuê đường truyền dẫn của các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng để kết nối trực tiếp đi quốc tế, kết nối trực tiếp với nhau hoặc kết nối với các trạm trung chuyển Internet. Các mạng Internet dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau.
Về nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ, báo chí, xuất bản, bảo vệ bí mật nhà nước, bản quyền, quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet. Các cơ quan báo chí đã được cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử theo quy định của pháp luật về báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động báo chí. Các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhà nước khuyến khích, tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên mạng Internet. Tên miền quốc gia ".vn", địa chỉ Internet và số hiệu mạng Internet do Việt Nam quản lý là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, cần phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia ".vn" và thế hệ địa chỉ Internet IPv6. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam và các tên miền quốc tế…
Nghị định này có nhiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế - Ngày 27/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg về điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.
Cụ thể, có 4 nhóm đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% mức lương tối thiểu chung bao gồm: Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg; Đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở một số vùng theo các Quyết định số: 24, 25, 26 và 27/2008/QĐ-TTg; Người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định…
Ngân sách Nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc nhóm 1, 2 và 3 và hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc nhóm 4.
Ngoài ra, ngân sách Trung ương cũng hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Cần Thơ.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2008.

Quản lý tài sản nhà nước - Ngày 27/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ban hành Quy đinh về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Theo đó, việc công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện đối với các loại tài sản: nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng, phương tiện đi lại, tài sản được quy định là tài sản cố định (hữu hình) theo quy định về chế độ quản lý tài sản cố định được hình thành từ nguồn gốc ngân sách; Tài sản là hàng viện trợ, quà biếu, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giao cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng.
Về nguyên tắc, cơ quan có trách nhiệm công khai quản lý, tài sản nhà nước phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về quản lý, sử dụng tài sản qua các hình thức: công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, đơn vị, tổ chức; Phát hành ấn phẩm; Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan; Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; Đưa thông tin lên trang thông tin điện tử và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có 6 nội dung công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gồm: Chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Kinh phí, kế hoạch đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản nhà nước; Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức chuyển đổi sở hữu khác đối với tài sản nhà nước (nội dung này được thực hiện định kỳ hàng năm, chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch); Quản lý, sử dụng các tài sản được viện trợ, quà biếu, tặng cho. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận tài sản này, cơ quan, đơn vị nhận viện trợ, quà biếu, tặng cho phải công khai quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền và phương án sử dụng tài sản tại đơn vị mình và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có quyền được chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung công khai trên. Việc chất vấn được thực hiện theo quy chế công khai, dân chủ ở cơ sở. Người có trách nhiệm thực hiện công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải trả lời chất vấn cho người chất vấn chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ TÀI CHÍNH


Giảm thuế nhật khẩu một số chủng loại giấy - Ngày 01/9/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo đó, giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ định lượng không quá 55g/m2 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu mới là 20% (quy định hiện hành là 32%); Giấy và cáctông sản xuất thủ công giảm từ 32% xuống 20%; Giấy và cáctông trang trí kể cả loại có hình bóng nước, loại làm giả vân đá, loại có các sợi, hỗn hợp các đốm mầu hoặc giấy da giả cổ, ở dạng cuộn với chiều rộng từ 15cm trở xuống giảm từ mức 32% xuống 25%...
Các loại khác nằm trong nhóm 4801 và 4802 vẫn giữ nguyên mức thuế suất 5%, 20%, 32%... như: giấy làm nền sản xuất giấy carbon và nhôm…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn
- Theo Thông tư số 75/2008/TT-BTC ban hành ngày 28/8/2008, Bộ Tài chính hướng dẫn: đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng: việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Đối với giá hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỉ lệ % giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).
Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).
Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

CHÍNH PHỦ

Thị trường trong nước tháng 8 năm 2008 - Theo Công văn số 5925/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ ra ngày 09/9/2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có chỉ đạo như sau: Bộ Tài chính cần khẩn trương ban hành trong tháng 9 năm 2008 văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Giá…
Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường để hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…
Các Bộ quản lý ngành hàng rà soát lại cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm 2008 và xây dựng cân đối cung cầu các mặt thiết yếu năm 2009…

Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Theo Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/9/2008, có 10 loại thu nhập buộc phải chịu thuế thu nhập cá nhân, gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại; thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
14 loại thu nhập được xếp vào loại thu nhập miễn thuế gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, anh chị em ruột... với nhau; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng giữa vợ chồng, người thân huyết thống với nhau; thu nhập từ tiền lãi gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ kiều hối; tiền lương hưu; tiền học bổng; thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phí nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động...
Khi đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, công được phân định thành 7 bậc thuế. Mức chịu thuế suất thấp nhất là 5% đối với thu nhập hàng tháng đến 5 triệu đồng (60 triệu/năm); 10% đối với mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng (trên 60-120 triệu/năm). Mức thuế suất áp dụng cao nhất là 35% đối với thu nhập hàng tháng trên 80 triệu đồng (trên 960 triệu đồng/năm).
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế các khoản này trừ đi các khoảng đóng bảo hiểm bắt buộc, giảm trừ gia cảnh và các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 48 triệu đồng/năm. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc (con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi bị tàn tật mất khả năng lao động, vợ, chồng, cha mẹ hai bên của người nộp thuế nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp...) mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào 1 đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500 ngàn đồng…
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.

Hỗ trợ thương mại, đầu tư và du lịch - Ngày 08/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 123/2008/QĐ-TTg về việc hỗ trợ thực hiện các Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch.
Theo đó, các Chương trình này sẽ được hỗ trợ kinh phí trực tiếp từ ngân sách nhà nước và phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nội dung hoạt động và dự toán kinh phí chi tiết; Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các khoản chi theo chế độ quy định; Các chủ Chương trình quản lý, sử dụng kinh phí có hiệu qủa và thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định.
Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chống hàng giả, kém chất lượng - Theo Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ra ngày 08/9/2008 về một số giải pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp và các lực lượng thực thi chống hàng giả phải coi công tác chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu hiện nay; Kiên quyết tổ chức đấu tranh ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng từ quá trình sản xuất nhập khẩu, phân phối và lưu thông hàng hóa…
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có phương án kiểm tra trong những tháng cuối năm 2008, nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các loại hàng giả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm... và chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra việc sản xuất, gia công, chế biến, sang chiết, đóng gói, nhập khẩu hoặc phân phối các vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... nhằm ngăn ngừa hàng giả, hàng kém chất lượng được sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; Bộ Y tế chấn chỉnh, tăng cường quản lý, giám sát các cơ sở phân phối, bán lẻ thuốc phòng, chữa bệnh cho người, kể cả tại các bệnh viện; phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường…
Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp tập trung điều tra, khám phá các tổ chức, cá nhân, các đường dây, ổ nhóm sản xuất, chế biến, đóng gói, sang chiết, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ hàng giả để đưa ra xử lý kịp thời những vụ việc hàng giả nổi cộm theo quy định của Bộ Luật hình sự hiện hành.
Các lực lượng thanh tra, kiểm tra kiểm soát thị trường ở các ngành, các cấp cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Công an, quản lý thị trường phải là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh chống hàng giả ở thị trường nội địa theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp và có đủ quyền năng pháp lý để thực thi nhiệm vụ…

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2008 - Theo Nghị quyết số 21/2008/NQ-CP ra ngày 06/9/2008, Chính phủ đề ra các nhiệm vụ trong thời gian tới như sau: tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng linh hoạt trong điều hành để bảo đảm yêu cầu thanh khoản của nền kinh tế, bảo đảm vốn cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; Thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu; Rà soát, điều chỉnh đầu tư, tập trung vốn cho các dự án, công trình có hiệu quả, các công trình sắp hoàn thành; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, nhất là các dự án, công trình lớn, tạo đà tăng trưởng cho các năm sau; thực hiện kiên quyết chủ trương tiết kiệm 10% chi thường xuyên…
Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm ổn định giá, chống đầu cơ, buôn lậu; bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân, không để thiếu hàng cục bộ; điều hành giá xăng dầu theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường…
Tăng đầu tư để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, đồng thời khẩn trương nghiên cứu, ban hành các chính sách mới; ban hành và triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho các huyện nghèo…

Chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước - Theo Chỉ thị số 27/2008/CT-TTg ra ngày 05/9/2008, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu không phù hợp, trái với quy định hoặc ban hành văn bản hướng dẫn mới phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu nếu thấy cần thiết. Các văn bản hướng dẫn về đấu thầu của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sau khi ban hành phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu để theo dõi quản lý…
Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các mốc thời gian, trách nhiệm trong đấu thầu từ khâu cung cấp thông tin, đánh giá, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án, bảo đảm chất lượng của dịch vụ, hàng hóa và công trình theo yêu cầu. Tăng cường vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư theo hướng tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện đấu thầu…
Bên cạnh đó, cần chấn chỉnh việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, không chia nhỏ gói thầu để tổ chức chỉ định thầu, lựa chọn hình thức hợp đồng không phù hợp với gói thầu dẫn đến phải điều chỉnh gây chậm trễ tiến độ, lãng phí…; Tránh phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho từng gói thầu khi có đủ điều kiện để phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án…
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu (nếu có). Chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và gửi thông tin xử lý vi phạm về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định…
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

CHÍNH PHỦ

Vốn cho các dự án điện - Ngày 01/9/2008, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 235/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về vốn cho các dự án điện.
Thủ tướng yêu cầu: EVN tập trung đủ vốn cho các dự án đang dở dang để hoàn thành dứt điểm, đúng tiến độ; Xử lý vốn và hoàn thành các thủ tục cần thiết để đảm bảo khởi công sớm các dự án có trong kế hoạch nhưng chưa khởi công. Kịp thời báo cáo những trường hợp vướng mắc vượt quá thẩm quyền.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thành lập Tổ công tác liên ngành để rà soát lại nhu cầu vốn của các dự án do EVN làm chủ đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trong Quý IV năm nay, Bộ Công Thương phải trình Đề án tách khâu phát điện với khâu truyền tải - phân phối - kinh doanh điện. Các nhà máy điện được nhóm lại thành một số công ty phát điện dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần.
Khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia để sớm hình thành thị trường cạnh tranh về điện. Việc huy động vốn được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh. Trường hợp giao thầu phải được sự đồng ý của Thủ tướng…
Cơ chế hoạt động của ngành điện cần được tiếp tục nghiên cứu, cải cách theo hướng: cơ cấu lại tổ chức quản lý; xây dựng thị trường điện lực cạnh tranh đồng thời với việc giảm dần vai trò độc quyền của EVN trong các khâu phát điện, phân phối điện, kinh doanh điện; xây dựng giá điện theo thị trường, trong đó Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác; huy động nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, trong đó nguồn vốn nhà nước (từ EVN, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than Khoáng sản và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác) giữ vai trò chi phối...

BỘ NỘI VỤ

Thi nâng ngạch công chức - Ngày 04/9/2008, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số quy định về thi nâng ngạch công chức.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đăng ký dự thi nâng ngạch chuyên viên chính (CVC) hoặc tương đương phải là người đang ở ngạch CV hoặc tương đương; nâng ngạch chuyên viên cao cấp (CVCC) hoặc tương đương phải là người đang ở ngạch CVC hoặc tương đương.
Đối với nâng ngạch CVC, CBCCVC phải có thời gian giữ ngạch CV hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên; đạt hệ số lương từ 3,66 trở lên (nhóm A2.1) hoặc 3,33 trở lên (nhóm A2.2). Đối với nâng ngạch CVCC, CBCCVC phải có thời gian giữ ngạch CVC hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên; đạt hệ số lương từ 5,42 trở lên (nhóm A3.1) hoặc 5,02 trở lên (nhóm A3.2).
Về tiêu chuẩn dự thi, trong cả 2 trường hợp, CBCCVC đều phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch CVC hoặc CVCC (đối với thi nâng ngạch CVCC); Có chứng chỉ tin học văn phòng; Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên hoặc C trở lên (đối với thi nâng ngạch CVCC) và phải có đề án, công trình theo quy định của ngạch dự thi.
CBCCVC sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ nếu có bằng đại học thứ 2 là bằng ngoại ngữ và miễn thi môn tin học nếu đã tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Chế độ điều hoà tiền tệ - Ngày 08/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 25/2008/QĐ-NHNN ban hành Chế độ điều hoà tiền mặt, xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành và tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong giao dịch hàng ngày giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các khách hàng.
Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Chi nhánh được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Chi nhánh và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh.
Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Chi nhánh, kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÃ CÓ

ĐẦU TƯ

- Ngày 05/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 240/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng.
- Ngày 03/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1453/TTg-KTN về việc chỉ định thầu một số dự án cấp bách phục vụ tái định cư tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
- Ngày 20/08/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1372/TTg-KTN về việc bổ sung dây chuyền 1 dự án xi măng Minh Tâm, tỉnh Bình Phước vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam.

CHÍNH SÁCH

- Ngày 04/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 239/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.
- Ngày 29/08/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 122/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020.
- Ngày 08/08/2008, Uỷ ban Dân tộc ban hành Quyết định 04/2008/QĐ-UBDT về việc ban hành Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 04/09/2008, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 1810/BXD-KHTC về việc đẩy mạnh thanh toán công nợ, giải quyết hàng tồn kho.
- Ngày 03/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 76/2008/TT-BTC về việc bổ sung Thông tư số 57/2003/TT-BTC ngày 13/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế thanh toán hàng hoá và dịch vụ trả nợ Liên bang Nga.
- Ngày 27/08/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 118/2008/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ.

GIAO THÔNG

- Ngày 03/09/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 378/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn tại các vùng kinh tế trọng điểm.
- Ngày 29/08/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 377/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp về công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 03/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1201/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo đầu tư Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận.
- Ngày 03/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4790/QĐ-BCT về việc thành lập Tổ thẩm định “Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025”.
- Ngày 29/08/2008, Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định 1825/2008/QĐ-TTCP về việc ban hành Quy chế về hoạt động đối ngoại của Thanh tra Chính phủ.
- Ngày 28/08/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 77/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện xã, phường, thị trấn.
- Ngày 21/08/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 14/2008/QĐ-BGTVT về việc ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông.
- Ngày 14/08/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1107/QĐ-TTg về việc thay đổi thành viên tham gia các Hội đồng, Ban Chỉ đạo phối hợp liên ngành.
- Ngày 08/08/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1293/TTg-TH về việc điều chỉnh phân công công việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng.

HÀNH CHÍNH

- Ngày 03/09/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định 1118/2008/QĐ-BKH về việc ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá.
- Ngày 03/09/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định 1121/2008/QĐ-BKH về việc ban hành Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp.

VĂN HÓA - THÔNG TIN

- Ngày 03/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4812/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế quản lý và vận hành Cổng thông tin Thị trường nước ngoài.
- Ngày 03/09/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 379/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng Trần Doãn Thọ tại cuộc họp triển khai Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008.
- Ngày 29/08/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 48/2008/QĐ-BTTTT về việc ban hành 04 (bốn) số đầu của Mã Bưu chính Quốc gia.

CÔNG NGHIỆP

- Ngày 01/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4777/QĐ-BCT về việc giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
- Ngày 26/08/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 225/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - DẠY NGHỀ

- Ngày 01/09/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 7984/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn dạy học Ngoại ngữ.
- Ngày 19/08/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 7558/BGDĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2008 – 2009.
- Ngày 19/08/2008, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 1049/QĐ-KTNN về việc ban hành Đề án Tăng cường năng lực đối với đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ của Kiểm toán Nhà nước.

THUÊ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ

- Ngày 01/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 70/2008/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải thuỷ.
- Ngày 01/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 236/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

- Ngày 29/08/2008, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 11/2008/QĐ-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

THƯƠNG MẠI - QUẢNG CÁO

- Ngày 29/08/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 78/2008/TT-BVHTTDL về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT ngày 12/5/2005 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 của Chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá.

ĐẤT ĐAI - NHÀ Ở

- Ngày 11/08/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/2008/NQ-CP về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Bắc Ninh.

THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

- Ngày 20/08/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 64/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế Thi đua - Khen thưởng Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

NÔNG NGHIỆP

- Ngày 06/08/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chỉ thị 2373/CT-BNN-TCCB về việc phát động Phong trào Thi đua vì một nền nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 29/08/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 231/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển - Pháp lệnh số 05/2008/PL-UBTVQH12 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27/8/2008, gồm 6 chương, 72 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định bắt giữ tàu biển, bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài và thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ…
Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và tương trợ tư pháp làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển.
Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt giữ tàu biển gồm: TAND cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài…
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, thì TAND cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó; TAND đang giải quyết vụ án dân sự, TAND cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp cũng có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển…
Ngoài ra, Pháp lệnh cũng quy định rõ về trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại…
Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại, thì Toà án phải bồi thường theo quy định của pháp luật…
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009.


CHÍNH PHỦ


Xây dựng dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường - Ngày 15/9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2008/NĐ-CP về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường (TN&MT).
Theo đó, việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về TN&MT phải tuân thủ nguyên tắc: phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan; bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng; bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ và có hệ thống; sử dụng dữ liệu đúng mục đích; Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Danh mục dữ liệu về TN&MT được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, trang điện tử của các cơ quan Trung ương và địa phương nhằm phục vụ cho cộng đồng và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Việc khai thác và sử dụng dữ liệu về TN&MT được thực hiện theo các hình thức: khai thác trên mạng Internet, trang điện tử do cơ quan quản lý dữ liệu quy định; Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; Khai thác và sử dụng dữ liệu bằng hình thức hợp đồng giữa cơ quan quản lý dữ liệu và bên khai thác, sử dụng dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng dữ liệu về TN&MT không được cung cấp cho bên thứ 3 dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho mình để khai thác, sử dụng trừ trường hợp được thỏa thuận trong hợp đồng và phải trả kinh phí khai thác dữ liệu, sử dụng khi có quy định.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có hành vi: chiếm giữ, tiêu hủy trái phép, làm hư hại dữ liệu về TN&MT; Khai thác, sử dụng dữ liệu về TN&MT trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu và hiến tặng các dữ liệu TN&MT thu thập được để bảo đảm việc khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu về TN&MT trong cả nước.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trợ cấp khó khăn - Ngày 15/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/2008/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và lực lượng vũ trang có mức lương thấp, đời sống khó khăn.
Theo đó, kể từ ngày 1/10/2008, thực hiện trợ cấp khó khăn với mức 270.000 đồng/người, trả theo kỳ lương trong 3 tháng (tháng 10, 11, 12/2008) cho CBCCVC và người hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang có mức lương thấp, đời sống khó khăn có hệ số lương hiện hưởng từ 3,00 trở xuống, gồm: CBCC (bao gồm cả công chức dự bị) trên toàn quốc thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước; viên chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; CBCCVC thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ... đặt tại Việt Nam; cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn; giáo viên mầm non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng; cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo quy định hiện hành; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân Việt Nam…
Trợ cấp khó khăn được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Hỗ trợ vay vốn - Ngày 15/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg sửa đổi một số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Theo đó, để được vay vốn phát triển sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số chỉ cần đáp ứng đủ 2 tiêu chí: có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo theo quy định hiện hành; Có phương hướng sản xuất, nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
Quy định trước đây, các hộ này phải đáp ứng đủ 3 tiêu chí: có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000đồng/tháng; Tổng giá trị tài sản của hộ không quá 3 triệu đồng (không tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị các lán trại trên nương rẫy, nhà ở được Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ); Có phương hướng sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp - Ngày 12/9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2008/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.
Theo đó, kể từ ngày 01/10/2008, tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với: cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn; Người hưởng trợ cấp, người hưởng trợ cấp mất sức lao động, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng…

Lập lại trật tự trong xuất khẩu khoáng sản - Theo Công văn số 6014/VPCP-KTN ra ngày 12/9/2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra và xử lý nghiêm những điểm nóng về vi phạm pháp luật trong xuất khẩu khoáng sản, báo cáo Thủ tướng trong tháng 11 năm 2008. Tiếp tục theo dõi, đánh giá việc chế biến các loại khoáng sản để nâng cao yêu cầu chế biến khoáng sản xuất khẩu, kiên quyết cấm việc xuất khẩu khoáng sản thô…
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư cơ sở chế biến sâu khoáng sản trên địa bàn sau khi đã xác định được trữ lượng tin cậy của nguồn nguyên liệu, đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài và đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.
Bên cạnh đó, rà soát, lựa chọn và giao cho doanh nghiệp thực sự có năng lực, kinh nghiệm khai khoáng, khả năng tài chính để quản lý bảo vệ, thăm dò, khai thác và chế biến các điểm mỏ chưa có chủ và có nguy cơ dễ bị khai thác khoáng sản trái phép.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

BỘ TÀI CHÍNH


Hướng dẫn thu lệ phí trước bạ - Ngày 15/9/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 79/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP và 47/2003/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
Theo đó, mức thu phí trước bạ được xác định theo tỷ lệ % của giá trị tài sản chịu lệ phí trước bạ. Cụ thể, nhà, đất chịu lệ phí trước bạ là 0,5%; tàu thuyền có mức nộp là 1%; riêng tàu đánh cá xa bờ là 0,5%. Trong đó tàu đánh cá xa bờ là tàu được lắp máy chính có công suất từ 90 mã lực (CV) trở lên và người kê khai lệ phí trước bạ tàu đánh cá xa bờ phải xuất trình cơ quan Thuế giấy xác minh nguồn gốc hợp pháp của tàu, ghi rõ: số máy, công suất máy chính của tàu…
Xe máy chịu mức phí trước bạ là 2%, nhưng tại các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở chịu mức phí là 5% (đối với việc kê khai nộp lần đầu). Từ lần thứ 2 trở đi là 1%...
Đối với xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi, chủ tài sản phải xuất trình cho cơ quan Thuế giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc hồ sơ đăng ký xe do Công an cấp đăng ký trả. Địa bàn đã kê khai nộp lệ phí lần trước được xác định theo "Nơi thường trú", "Nơi ĐKHK thường trú" hoặc "Địa chỉ" ghi trong giấy đăng ký mô tô, xe máy hoặc giấy khai đăng ký xe, giấy khai sang tên, di chuyển trong hồ sơ đăng ký xe…
Xe ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ từ 10 - 15% (không bao gồm xe lam, xe ôtô thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng hóa)…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế - Theo Thông tư số 77/2008/TT-BTC ban hành ngày 15/9/2008, Bộ Tài chính hướng dẫn: các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh còn nợ thuế do gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ liên tục 3 năm (2005 đến 2007) được xử lý gia hạn nộp số nợ thuế gồm các trường hợp sau: phải di chuyển địa điểm kinh doanh ra khỏi nội thành, nội thị theo quy hoạch mà sản xuất, kinh doanh trong thời gian di chuyển đến địa điểm mới gặp khó khăn làm phát sinh các khoản lỗ nên không có khả năng nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế phát sinh; Gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến khó khăn về tài chính, không có khả năng nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế phát sinh như: đối tác kinh doanh bị phá sản, không thu được nợ, mất thị trường do thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu; tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác; Thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà đất được Nhà nước giao đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất nhưng do chưa giải phóng được mặt bằng, chưa bàn giao đất, dẫn tới không có nguồn nộp ngân sách nhà nước…
Hết thời hạn gia hạn nộp thuế mà doanh nghiệp chưa hoàn trả hết số nợ thuế đã được gia hạn, cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan sẽ phạt chậm nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ theo quy định của pháp luật đối với số nợ thuế chưa hoàn trả hết…
Hồ sơ đề nghị gia hạn nợ thuế được gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có nợ thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải trả lời cho người nợ thuế. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nợ thuế hoàn chỉnh hồ sơ…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ XÂY DỰNG


Chứng nhận chất lượng công trình xây dựng - Ngày 11/9/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 16/2008/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Theo đó, các công trình bắt buộc phải chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng bao gồm: công trình công cộng tập trung đông người từ cấp III trở lên như: nhà hát, rạp chiếu bóng, vũ trường, nhà ga, hội trường, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, trung tâm thương mại, siêu thị, thư viện, nhà bảo tàng và các công trình công cộng khác có quy mô và chức năng tương tự. Riêng bệnh viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học có quy mô từ 2 tầng và có tổng diện tích sàn từ 300m2 trở lên; Nhà chung cư, khách sạn, nhà làm việc và tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình từ cấp II trở lên…
Chủ đầu tư các công trình xây dựng có trách nhiệm lựa chọn tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực.
Tổ chức kiểm tra được lựa chọn phái đáp ứng các điều kiện sau: không có vi phạm trong hoạt động xây dựng trong 3 năm gần nhất; Không tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; Độc lập về tổ chức, không cùng thuộc một cơ quan với chủ đầu tư, với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án của chính công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau đối với chủ đầu tư và không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và tư vấn quản lý dự án…
Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ về kết quả khảo sát, kết quả tính toán kết cấu chịu lực thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát, thiết kế làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức phúc tra kết quả khảo sát xây dựng, kiểm tra lại khả năng chịu lực của kết cấu…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


LIÊN BỘ: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - NỘI VỤ - TÀI CHÍNH


Trả lương dạy thêm giờ - Ngày 09/9/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó, đối tượng được hưởng tiền lương dạy thêm giờ phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: đã được xếp lương theo chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo; Phải hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn và các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của nhà giáo…
Căn cứ tính lương như sau: tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, thì số giờ tiêu chuẩn được tính theo số giờ tiêu chuẩn quy định cho cấp học cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của thủ trưởng cơ sở giáo dục…
Khi tính lương phải tuân thủ nguyên tắc: số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay…
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Quỹ tín dụng nhân dân - Ngày 09/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 26/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của QTDND; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập QTDND; thanh lý QTDND dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN.
Theo đó, QTDND Trung ương được mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh QTDND khi có đủ các điều kiện sau: có đủ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm; Có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu an toàn trong giao dịch, kho quỹ, điều chuyển tiền, phòng cháy và chữa cháy và các quy định liên quan của pháp luật; Có quy định nội bộ bằng văn bản để quản lý phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật…
Việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm do QTDND Trung ương quyết định. Khi phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm bị chấm dứt hoạt động, QTDND Trung ương có trách nhiệm đăng ký với Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh nơi mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm…
Sau khi chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, QTDND Trung ương có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ và giải quyết các tồn tại khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của các QTDND cơ sở thành viên trên địa bàn…
QTDND cơ sở được mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trên địa bàn hoạt động ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp khi có đủ các điều kiện sau đây: có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm kể từ ngày đi vào hoạt động; Có nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động phục vụ thành viên trên địa bàn dự định mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm; Tình hình tài chính lành mạnh; Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất; Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008




DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÃ CÓ

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - DẠY NGHỀ

- Ngày 15/09/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 51/2008/QĐ-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ngày 11/09/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 8397/BGDĐT-GDTrH tiếp nhận tài liệu chỉnh sửa sách giáo khoa để hướng dẫn sử dụng.

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

- Ngày 12/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 5997/VPCP-KTN về việc thăm dò, khai thác và chế biến sâu quặng sắt tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Ngày 28/08/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 90/2008/TT-BNN về việc hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.

THUẾ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ

- Ngày 11/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 76/2008/QĐ-BTC về việc ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

- Ngày 10/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 75/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 50/2008/QĐ-BTC ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O).

- Ngày 08/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 74/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu.

- Ngày 05/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 73/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008 – 2013.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 11/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4951/QĐ-BCT về việc thành lập Ban Điều hành dự án "Nghiên cứu Tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng Việt Nam".

- Ngày 05/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 4848/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương.

- Ngày 01/09/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 2674/QĐ-BGTVT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.

- Ngày 25/08/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG - PHỤ CẤP

- Ngày 11/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 5977/VPCP-KTTH về việc thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản.

- Ngày 25/08/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 48/2008/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của trung tâm giáo dục thường xuyên.

GIAO THÔNG

- Ngày 10/09/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 16/2008/QĐ-BGTVT về việc công bố mở cảng biển Hòn La thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 10/09/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 8324/BGDĐT-CTHSSV về việc triển khai tín dụng đối với học sinh sinh viên năm học 2008 - 2009.

- Ngày 05/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Công văn 10415/BTC-NSNN về việc bổ sung Phụ lục kèm theo Thông tư số 72/2008/TT-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

- Ngày 28/08/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 229/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

VĂN HOÁ THÔNG TIN

- Ngày 10/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 5945/VPCP-KGVX về việc ban hành Quy chế về hoạt động liên kết sản xuất chương trình của các Đài phát thanh, truyền hình.

- Ngày 09/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 5933/VPCP-KGVX về việc mua bản quyền truyền hình World Cup 2010.

DOANH NGHIỆP

- Ngày 10/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 250/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

- Ngày 03/09/2008, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 1676/QĐ-BTP về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

ĐẦU TƯ

- Ngày 09/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1482/TTg-KTN về việc chỉ định thầu tư vấn lập dự án đầu tư các dự án giao thông trong Danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010.

- Ngày 27/08/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 227/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về "Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận cho các địa phương trong cả nước".

XÂY DỰNG

- Ngày 08/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Công văn 10458/BTC-ĐT về việc tạm ứng, tạm thanh toán tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng.

- Ngày 04/09/2008, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1095/QĐ-BXD về việc đính chính Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

TƯ PHÁP

- Ngày 08/09/2008, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 1766/QĐ-BTP về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

- Ngày 08/09/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Chỉ thị 79/2008/CT-BVHTTDL về tăng cường công tác pháp chế ngành văn hoá, thể thao và du lịch.

XUẤT NHẬP KHẨU

- Ngày 08/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 124/2008/QĐ-TTg về việc bãi bỏ Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

- Ngày 08/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Công văn 7891/BCT-XNK về việc thực hiện Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 01/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng.

- Ngày 08/09/2008, Bộ Công thương ban hành Công văn 7893/BCT-XNK về việc tạm nhập tái xuất phế liệu.

- Ngày 28/08/2008, Bộ Công Thương ban hành Công văn 7614/BCT-CNNg về việc thực hiện quy định trong hoạt động xuất khẩu than.

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

- Ngày 04/09/2008, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN về việc ban hành một số bảng phân loại thống kê khoa học và công nghệ.

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

- Ngày 03/09/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La.

- Ngày 03/09/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

AN NINH QUỐC GIA

- Ngày 03/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 238/TB-VPCP về kết quả Hội nghị công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng Chính phủ.

NÔNG NGHIỆP

- Ngày 25/08/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 89/2008/QĐ-BNN về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 10/09/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 391/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp giao ban Bộ tháng 8/2008.

- Ngày 09/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 249/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị giao ban trực tuyến Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Ngày 08/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về việc tăng cường công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ trong ngành công thương.

- Ngày 05/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 242/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương.

- Ngày 05/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 243/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ngày 05/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 241/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai.

- Ngày 03/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 72/2008/QĐ-BTC về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ quốc gia đối với nhà bạt cứu sinh loại nhẹ".

- Ngày 29/08/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 232/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

- Ngày 15/08/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 208/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

CHÍNH PHỦ


Xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực thương mại - Ngày 22/9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2008/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
Theo đó, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại với khung phạt tiền tối đa 70 triệu đồng và có thể bị tước giấy phép kinh doanh.
Có 4 nhóm hành vi bị xử phạt hành chính gồm: Đầu cơ hàng hóa, găm hàng; tăng giá quá mức; đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; Vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; Xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép thóc, gạo, xăng, dầu, lâm sản, khoáng sản qua biên giới; Gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường, phạt 35 triệu đồng đối với mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, mua vét, mua gom các mặt hàng xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt từ 5 - 35 triệu đồng.
Các mức phạt tiền này sẽ tăng gấp đôi nếu đó là hành vi vi phạm của doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam; của cá nhân, doanh nghiệp, chi nhánh không đăng ký kinh doanh hoặc không được phép kinh doanh loại hàng hóa mua vét, mua gom.
Hành vi găm hàng bị phạt tiền từ 5 - 30 triệu đồng và đối với một số trường hợp, mức phạt sẽ tăng gấp đôi. Các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc cơ sở phân phối hàng hóa hiện đại găm hàng hoặc tăng giá quá mức sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần...
Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Nếu cố ý bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật để vụ lợi thì bị phạt tiền gấp 2 lần.
Ngoài ra, đối với các vi phạm về đầu tư, hàng hóa, xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép xăng, dầu, thóc, gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới, nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Ưu đãi vay vốn tín dụng - Ngày 19/9/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Theo đó, Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư gồm: Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (không phân biệt địa bàn đầu tư) như dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp..., xây dựng các quỹ nhà ở tập trung cho công nhân, dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa; Nông nghiệp, nông thôn như dự án xây mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, dự án phát triển giống thủy, hải sản, cây trồng, vật nuôi; Các dự án Công nghiệp như đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản, sản xuất Alumin, fero hợp kim sắt..., đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa, sản xuất thuốc kháng sinh, vắc xin thương phẩm, nhà máy điện từ gió, thủy điện nhỏ, sản xuất DAP và phân đạm; Các dự án đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn... và các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ, các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng.
Lãi suất vay vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 1%/năm (quy định trước đây là cộng 0,5%/năm).
Ngoài ra, bổ sung đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động vào diện đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Bộ Tài chính là cơ quan quyết định mức hỗ trợ sau đầu tư trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; khuyến khích chủ đầu tư tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí hợp lý (quy định trước đây: mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư)…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chống gian lận trong kinh doanh - Ngày 17/9/2008, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 259/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn về các biện pháp chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu và sản xuất, kinh doanh phân bón, thuôc bảo vệ thực vật giả.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: các hành vi gian lận xăng dầu cần xử phạt theo hướng không chỉ xử phạt tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mà còn phải tính đến quy mô, tính chất của hành vi vi phạm có thể diễn ra trong một thời gian dài trước đó. Đồng thời, áp dụng các hình thức tạm đình chỉ kinh doanh, đình chỉ kinh doanh có thời hạn đến 12 tháng và không thời hạn trên 12 tháng…
Bộ Công Thương làm việc với UBND các tỉnh, thành phố để tiếp tục thực hiện khẩn trương hơn công tác quy hoạch hệ thống phân phối, đại lý, cơ sở bán lẻ và các cơ sở dịch vụ kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước, trước hết là các khu vực kinh tế trọng điểm; tạo lập cơ chế hoạt động để hệ thống này có khả năng tự kiểm soát được chất lượng và số lượng sản phẩm từ khâu nhập khẩu, chế biến, phân phối, đại lý đến khâu bán lẻ cho người tiêu dùng…
Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng, xuất xứ, nhãn mác phân bón, vật tư nông nghiệp sản xuất trong nước và nhập khẩu; phối hợp chặt chẽ với ngành hải quan trong công tác kiểm định, thông quan hàng hoá, bảo đảm kiểm soát, ngăn chặn được hàng nhập khẩu kém chất lượng, xuất xứ, nhãn mác không rõ ràng…

Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng - Theo Nghị định số 105/2008/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 16/9/2008, quy định: người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 sẽ được hưởng mức trợ cấp: diện thoát ly là 731.000 đồng/người/tháng và hưởng thêm phụ cấp 124.000đồng/thâm niên, diện không thoát ly 1.240.000 đồng…; Từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ cấp 676.000 đồng/tháng. Đồng thời, thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tiền tuất và tiền tuất nuôi dưỡng với mức không vượt quá 767.000đồng/tháng. Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ hưởng trợ cấp 1.167.000đồng/tháng cùng với phụ cấp 547.000đồng/tháng.
Trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần là 1.095.000 đồng/tháng…
Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh loại B, bệnh binh... được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tối thiểu từ 329.000 đồng đến tối đa là 1.665.000 đồng/tháng.
Đối với mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 01/01/1995, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng và khi báo tử liệt sĩ sẽ hưởng mức trợ cấp gấp 20 lần mức chuẩn…
Các trường hợp bị suy giảm lao động từ 5 - 20% nhận mức trợ cấp ưu đãi từ 4 - 8 lần mức chuẩn.
Ngoài ra, mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh với mức trợ cấp tối thiểu là 438.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 21%, cao nhất là mức trợ cấp 2.086.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 100%. Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật tối thiểu là 350.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21%, trợ cấp tối đa là 1.666.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 100%.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi được tính từ ngày 01/10/2008.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới - Theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ban hành ngày 16/9/2008, Chính phủ quy định: chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định, không được đồng thời tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS trở lên cho cùng 1 xe cơ giới…
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 5 ngày từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.
Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải xác minh hồ sơ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt. Cụ thể, hành vi không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 100.000 đồng; người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 500.000 đồng…
Từ chối bán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 10 triệu đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng nếu sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho chủ xe cơ giới không đúng quy định của Bộ Tài chính; bị phạt 30 triệu đồng nếu không tuân thủ thời giạn bảo hiểm; bị phạt 50 - 70 triệu đồng nếu không tuân thủ mức phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
Việc trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng quy định bị phạt 70 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm bị phạt tiền từ 30 - 70 triệu đồng…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


LIÊN BỘ: Y TẾ - TÀI CHÍNH


Bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo - Theo Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 24/9/2008, Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau: mức đóng BHYT hàng tháng đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo bằng 3% mức lương tối thiểu chung, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT...
Đối tượng áp dùng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành (trừ những người thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, trẻ em dưới 6 tuổi và những người đang được các chương trình, dự án của Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ tham gia BHYT tự nguyện).
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc - Ngày 23/9/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung…
Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau…
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tuỳ theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên…
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng khi chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng trước khi chết…
Cán bộ xã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đã có quyết định nghỉ việc chờ đủ tuổi để hưởng trợ cấp hàng tháng, thì được hưởng trợ cấp hàng tháng khi đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ. Trong thời gian nghỉ chờ để hưởng trợ cấp hàng tháng mà bị chết, thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung…
Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị và có quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì được tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chế độ nâng bậc lương - Ngày 16/9/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, người lao động 2 năm liền được tặng Bằng khen cấp Bộ, chiến sĩ thi đua cấp ngành, lĩnh vực thì được xét nâng 1 bậc lương trước thời hạn 12 tháng..., ngược lại, nếu bị kỷ luật lao động thì bị kéo dài thêm thời hạn xét nâng bậc lương không quá 6 tháng.
Ngoài ra, một số trường hợp khác được nâng bậc lương sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương như: người đoạt giải nhất, nhì tại các cuộc thi chuyên môn cấp quốc tế, được nâng sớm 2 bậc lương; người đoạt giải nhất các cuộc thi cấp quốc gia, giải 3 các cuộc thi cấp quốc tế, người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng 1, 2, 3, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được nâng sớm 1 bậc lương; người đoạt giải nhì các cuộc thi cấp quốc gia được rút ngắn 2/3 thời hạn xét nâng bậc lương…
Về việc xét nâng bậc lương thường xuyên, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong công ty.
Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung quy định về điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản lý; Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng trong công ty Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên. Đó là, phải có thời gian giữ bậc 1 từ 3 năm trở lên; hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm; không vi phạm chế độ trách nhiệm; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI


Cấp chứng chỉ thuyền viên - Ngày 18/9/2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thuỷ nội địa.
Theo đó, người dự kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn phải được công nhận học xong chương trình bổ túc, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại chứng chỉ chuyên môn. Trong đó, đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt như điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao hay điều khiển phương tiện đi ven biển, người dự thi phải có bằng thuyền trưởng từ hạng ba trở lên; có thời gian nghiệp vụ theo chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 24 tháng trở lên.
Người có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các Bộ, ngành trong nước hoặc nước ngoài cấp, nếu có nhu cầu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng, phải dự sát hạch môn pháp luật giao thông đường thủy nội địa.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm in, phát hành, hướng dẫn và quản lý thống nhất việc sử dụng phôi bằng, chứng chỉ chuyên môn…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ TÀI CHÍNH


Tạm dừng mua sắm để kiềm chế lạm phát - Theo Công văn số 11037/BTC-QLCS ra ngày 17/9/2008 về việc hướng dẫn tạm dừng mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phạm, Bộ Tài chính đề nghị: các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sắp xếp trong phạm vi số xe hiện có, thực hiện điều chuyển xe ôtô từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả hoặc thực hiện các biện pháp khác như thuê phương tiện dịch vụ xe ôtô hoặc khoán kinh phí (nếu cá nhân tự nguyện nhận khoán) để tự túc phương tiện đối với các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ôtô phục vụ công tác…
|Trường hợp cơ quan, đơn vị đã ký Hợp đồng mua xe trước ngày 17/4/2008, mà trong Hợp đồng có điều khoản quy định việc bên mua phải ứng trước một phần tiền và thực tế bên mua đã ứng cho bên bán hoặc quy định bên mua phải bồi hoàn trong trường hợp tự ý không thực hiện hợp đồng thì được tiếp tục thực hiện Hợp đồng đã ký. Các trường hợp còn lại thì tạm dừng thực hiện Hợp đồng cho đến khi Thủ tướng có chỉ đạo mới về vấn đề này…
Đối với máy điều hoà nhiệt độ tạm dừng mua sắm theo đúng quy định…


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Tăng cường ngăn chặn hack Online game và nhắn tin ******* - Để ngăn chặn các hành vi vi phạm trong dịch vụ trò chơi trực tuyến, nhắn tin SMS *******, ngày 17/9/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Công văn số 2967/BTTTT-TTra, yêu cầu: Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đưa nội dung thanh tra về cung cấp Online Game vào nội dung thanh tra việc chấp hành pháp luật về Internet tại các đại lý Internet trong các đợt thanh tra; tổ chức thanh tra các doanh nghiệp công nghệ thông tin, cá nhân cung cấp, phát tán virut máy tính, phần mềm gây hại. Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng Online Game, dịch vụ Internet, dịch vụ viễn thông...
Các doanh nghiệp Online Game theo dõi, tổng hợp thông tin các số điện thoại bị nhắn tin *******, địa chỉ IP, tên tài khoản và địa chỉ của những người truy nhập cơ sở dữ liệu, hệ thống thiết bị của mình kịp thời báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông và thông báo thông tin cho doanh nghiệp thông tin di động và doanh nghiệp Internet...
Các doanh nghiệp thông tin di động chủ động rà soát, xác định thông tin thuê bao thực hiện hành vi vi phạm, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý, trường hợp không xác định được chính xác chủ thuê bao thì ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao này.
Thanh tra Bộ khi phát hiện hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật; đưa nội dung tập huấn thanh tra dịch vụ Online Game tại các đại lý Internet trong chương trình tập huấn thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông cho các Sở Thông tin và Truyền thông...
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÃ CÓ


CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1379/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1378/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Long An.

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1377/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Bình Thuận.

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1376/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Hậu Giang.

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1375/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Hà Tĩnh.

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1374/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 26/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1373/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, tỉnh Phú Yên.

- Ngày 25/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1372/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với thành phố Hải Phòng.

- Ngày 25/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1371/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với thành phố Đà Nẵng.

- Ngày 25/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1370/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Phú Thọ.

- Ngày 25/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1360/QĐ-TTg về việc phân loại đơn vị hành chính đối với thành phố Cần Thơ.

- Ngày 19/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1329/QĐ-TTg về việc thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, thành phố Hải phòng.

- Ngày 12/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

- Ngày 01/09/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 2675/QĐ-BGTVT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Vụ An toàn giao thông.

THƯƠNG MẠI

- Ngày 26/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6416/VPCP-KTTH về việc quản lý thị trường xăng dầu.

- Ngày 23/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 32/2008/QĐ-BCT về việc bãi bỏ quy định địa bàn xa cảng quốc tế tiếp nhận xăng dầu và mức thù lao đại lý bán xăng, dầu.

- Ngày 16/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Công điện 8261/BCT-TTTN về giảm giá bán dầu diesel và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu.

CHÍNH SÁCH

- Ngày 26/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 276/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp về chuẩn bị Đề án hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội.

- Ngày 25/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1366/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

- Ngày 10/09/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 80/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

HÀNH CHÍNH

- Ngày 26/09/2008, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 3106/BTP-HCTP về việc triển khai thực hiện Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

- Ngày 24/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 5163/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương.

- Ngày 22/09/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 31/2008/QĐ-BCT về việc ban hành mẫu Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép và Giấy chứng nhận đủ điều kiện trong ngành công thương.

- Ngày 15/09/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 81/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế Công tác văn thư và lưu trữ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 25/09/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2132/QĐ-NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 346/QĐ-NHNN ngày 13/02/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc.

- Ngày 18/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

VĂN HOÁ - THÔNG TIN

- Ngày 25/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6379/VPCP-KTN về việc quản lý thuê bao di động trả trước.

DOANH NGHIỆP​

- Ngày 25/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6360/VPCP-ĐMDN về việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

ĐẦU TƯ

- Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020".

CÁN BỘ - CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC

- Ngày 23/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6288/VPCP-TCCV về việc kế hoạch xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức.

THUẾ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ

- Ngày 22/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 81/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng sắt thép không hợp kim của Biểu thuế xuất khẩu.

- Ngày 22/09/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 80/2008/QĐ-BTC về việc bãi bỏ điểm b và d, mục 5.2, phần II, Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

- Ngày 19/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 129/2008/QĐ-TTg về việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu mặt hàng quặng Barite và Apatit.

XÂY DỰNG

- Ngày 22/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1565/TTg-KTN về việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng.

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

- Ngày 18/09/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 04/2008/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường.

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - DẠY NGHỀ

- Ngày 18/09/2008 , Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 27/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1626/CĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 6.

- Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1596/CĐ-TTg về việc sẵn sàng đối phó đối với cơn bão số 6.

- Ngày 23/09/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết 22/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 23/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6279/VPCP-TCCV thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án 30 tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ngày 23/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 6282/VPCP-ĐP về việc một số đề nghị của Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

- Ngày 22/09/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 264/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

CHÍNH PHỦ


Cung cấp thông tin cho báo chí - Ngày 29/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1390/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sự phối hợp này nhằm giúp báo chí thông tin kịp thời, chính xác tình hình kinh tế-xã hội, các chủ trương, giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Việc phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa các Bộ phải tuân theo nguyên tắc là quan hệ hợp tác, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài về các chủ trương, chính sách, giải pháp điều hành, định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ. Thông tin do các Bộ cung cấp cho báo chí phải đảm bảo tính chính thống, kịp thời, chính xác và công khai, minh bạch nhằm giải thích cho dư luận trong và ngoài nước, ổn định và tạo lòng tin của nhà đầu tư và nhân dân, phù hợp với lợi ích chung của đất nước.
Các Bộ tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc cử người phát ngôn, đại diện cung cấp thông tin cho báo chí trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Các Bộ cũng có thể tổ chức họp báo hoặc ra thông cáo báo chí để cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
Khi có những sự kiện, vấn đề quan trọng mà xã hội quan tâm hoặc báo chí đề cập liên quan đến lĩnh vực của Bộ nào thì Bộ đó có trách nhiệm cử người phát ngôn hoặc cử đại diện cung cấp thông tin cho báo chí tại cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và tại cuộc họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Đối với những vấn đề, sự kiện lớn, đột xuất mà dư luận xã hội quan tâm hoặc gây tác động lớn trong xã hội, Bộ quản lý chuyên ngành phải kịp thời tổ chức họp báo đột xuất, với sự tham gia của các cơ quan liên quan để cung cấp, định hướng thông tin kịp thời cho báo chí.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2008.

Cấp phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần - Ngày 29/9/2008, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 279/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc bổ sung tiêu chí, điều kiện thành lập và cấp phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.
Thủ tướng yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước rà soát lại một số tiêu chí (điều kiện, tiêu chuẩn của cổ đông sáng lập là cá nhân, Tổng Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị) bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ, hiệu quả phù hợp với thực tiễn, áp dụng cho các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập và quy định lộ trình cho các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động thực hiện các tiêu chí này, nhằm đảm bảo tính thống nhất, ổn định, hiệu quả và an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, hoàn thiện, ban hành quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần để thay thế các quy định hiện hành; đồng thời đưa các nội dung về điều kiện, tiêu chuẩn của cổ đông sáng lập là cá nhân, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị vào trong Dự thảo Nghị định mới…
Về phương án xử lý đối với những hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, Thủ tướng đồng ý việc thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng.
Sau khi ban hành quy chế mới về cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp phép thành lập mới ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định và giám sát chặt chẽ, thường xuyên hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và mới hoạt động, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng, nhằm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung...

Đảm bảo phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2009 - Theo Công văn số 6409/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ ra ngày 26/9/2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau: các đơn vị sản xuất phân bón trong nước cần tập trung sản xuất, phát huy tối đa công suất thiết kế tăng nguồn phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam chỉ đạo các nhà máy trực thuộc tăng tiến độ sản xuất phân Urê phục vụ nhu cầu sản xuất vụ Đông Xuân 2008 - 2009.
Các địa phương hướng dẫn, khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hợp lý, tăng sử dụng phân bón tổng hợp, phân NPK, phân vi sinh và phân hữu cơ, giảm sử dụng phân DAP, phân Urê nhằm giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả đầu tư.
Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ được tạo thuận lợi về hạn mức cho vay và vay vốn bằng ngoại tệ, để nhập khẩu đủ và kịp thời phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chủ trì theo dõi diễn biến thị trường, cân đối cung cầu phân bón kịp thời kiến nghị giải pháp khi thị trường có biến động, nhằm bảo đảm đủ phân bón cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong năm 2009, trước hết là vụ Đông Xuân 2008 - 2009.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra chất lượng phân bón, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng, đầu cơ tăng giá; chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trên địa bàn tổ chức, giám sát chặt chẽ hệ thống phân phối, đại lý, chống lợi dụng ép giá khi biến động cung cầu.


BỘ XÂY DỰNG


Cơ chế đặc thù đối với các dự án điện - Ngày 02/10/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 17/2008/TT-BXD về việc hướng dẫn một số nội dung lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện theo cơ chế 797 - 400.
Theo đó, việc lập và quản lý chi phí phải tuân thủ nguyên tắc: đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của từng công trình.
Cụ thể, công tác xây dựng trong hầm thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện, giao thông phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình.
Đối với công tác thi công ngoài hầm (ngoài hở) thì chi phí trực tiếp khác được tính bằng 2% đối với công trình chính và 1,5% cho công trình tạm phục vụ thi công trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình.
Đối với những loại vật liệu như: Cát, đá, đất dính và vật liệu làm lớp lọc được các đơn vị thi công khai thác, sản xuất ra thành phẩm để phục vụ thi công công trình thì được phép áp dụng tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước hợp lý để tính vào giá bán sản phẩm. Tỷ lệ cụ thể chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được xác định như sau: Chi phí chung tính bằng 2,5% trên chi phí máy thi công; Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung.
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công bao gồm cả chi phí đưa đón công nhân xây dựng đến hiện trường xây lắp đ­ược tính toán căn cứ vào nhu cầu cần thiết của công trình, theo tổng mặt bằng và tổng tiến độ công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nh­ưng không vư­ợt quá 2% giá trị dự toán chi phí xây dựng của công trình.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Xây dựng - Theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng, ban hành ngày 26/9/2008, ngành xây dựng sẽ ưu tiên nguồn vốn ODA cho 6 lĩnh vực quan trọng, gồm lĩnh vực chiến lược, định hướng phát triển của ngành; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hỗ trợ cải cách hành chính; quy hoạch phát triển đô thị; xử lý chất thải quy mô lớn; quản lý nhà và thị trường bất động sản, phát triển nhà cho người thu nhập thấp; hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Hoạt động vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA dựa trên các nguyên tắc sau: Khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ, căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình, tích cực và chủ động trong việc vận động thu hút các dự án ODA phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ngành và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ; Tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA phải đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và khả năng trả nợ, phù hợp với khả năng tiếp nhận của các đơn vị thực hiện ; Các chương trình, dự án ODA phải được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và mục tiêu phát triển của Ngành Xây dựng; Phân định rõ trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và phát huy tính chủ động của đơn vị thực hiện chương trình, dự án...
Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các ban quản lý dự án. Đồng thời, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai dự án ODA theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


Cách tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội - Ngày 29/9/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP.
Theo đó, cách tính điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng như sau: Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/10/2008 bằng (:) Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng hiện hưởng nhân với (x) 1,15.
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng của các các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/10/2008 cho đến khi có quy định mới về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, cũng được điểu chỉnh theo cách tính nói trên...
Tại Thông tư có nhiều ví dụ cụ thể về cách tính cho các đối tượng là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, quân nhân nghỉ hưu...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


 
Ðề: Văn bản pháp luật tháng 09/2008

BỘ Y TẾ


Kiểm tra các sản phẩm sữa - Trong những tuần vừa qua, ngay sau khi phát hiện một số sản phẩm sữa trên thị trường Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc có chất Melamine - là chất tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm do gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người sử dụng, đặc biệt là trẻ em, ngày 27/9/2008, Bộ Y tế đã ra Công văn số 6697/BYT-ATTP về việc tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tuyên truyền về sử dụng sữa và các sản phẩm sữa trên địa bàn.
Bộ Y tế chỉ đạo đình chỉ lưu hành tất cả các nguyên liệu sữa và sản phẩm sữa không có nguồn gốc xuất xứ, không có bao bì, nhãn mác theo đúng qui định.
Bên cạnh đó, để giải toả những ách tắc hiện nay trong công tác kiểm nghiệm mẫu sữa, cho phép các doanh nghiệp được tự công bố chất lượng của sữa và những thứ sản phẩm liên quan đến sữa sau khi có kết quả kiểm nghiệm tại các phòng thí nghiệm trong nước được Bộ Y tế chỉ định hoặc gửi mẫu ra nước ngoài kiểm nghiệm.
Ngoài ra, các Sở Y tế cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời cung cấp thông tin cho người dân nhưng không được gây hiểu lầm, tâm lý hoang mang trong dân chúng. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác tuyên truyền là bảo vệ sức khoẻ nhân dân và quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng phải tích cực góp phần vào việc ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước và hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước.
Chiến dịch truyền thông tại địa phương về việc sử dụng sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa cần được tập trung vào những trọng tâm sau: Khuyến cáo người tiêu dùng chỉ sử dụng các loại thực phẩm nói chung, trong đó có các sản phẩm sữa, có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác theo đúng quy định; tên, địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hạn sử dụng… phải được ghi đầy đủ, rõ ràng theo quy định; Cần nhấn mạnh: không phải tất cả các sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường Việt Nam (gồm sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu) đều có nguy cơ chứa chất Melamine; Khuyến cáo các nhà trẻ, các lớp mẫu giáo… tuyệt đối không cắt khẩu phần sữa để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho các cháu. Các trường cần tăng cường việc kiểm soát nguồn gốc cung ứng sữa cho đơn vị. Khuyến cáo phụ huynh không mua các loại sữa không rõ nguồn gốc từ bên ngoài đưa vào trường cho con em mình sử dụng…


LIÊN BỘ: TÀI CHÍNH - TƯ PHÁP


Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý - Ngày 25/9/2008, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 81/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước.
Theo đó, kinh phí hoạt động của cơ quan TGPL nhà nước bao gồm các nội dung chi sau: Các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ TGPL (Chi bồi dưỡng và chi phí hành chính hợp lý đối với cộng tác viên; Chi thực hiện TGPL lưu động, hỗ trợ chi phí sinh hoạt của Câu lạc bộ TGPL, sinh hoạt chuyên đề pháp luật; Chi truyền thông, cung cấp thông tin liên quan đến TGPL; In ấn các biểu mẫu, đơn từ; Chi tổ chức hội nghị, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Chi nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận giải quyết vụ việc; sơ kết, tổng kết về TGPL; phối hợp về TGPL; Chi đi xác minh vụ việc TGPL để thực hiện kiến nghị thi hành pháp luật; Chi kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL; Chi các hoạt động phối hợp trong tố tụng; Chi bồi thường thiệt hại do lỗi của Trung tâm gây ra trong quá trình thực hiện TGPL cho người được TGPL)…
Các khoản chi khác đối với đơn vị sự nghiệp bao gồm: chi thực hiện nhiệm vụ TGPL trong các Chương trình mục tiêu quốc gia; chi vốn đối ứng khi thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài tài trợ; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện các dự án từ nguồn tài trợ của nước ngoài; chi theo phạm vi hỗ trợ của Quỹ TGPL theo quy định của pháp luật…
Kinh phí hoạt động của cơ quan TGPL nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, thực hiện chế độ báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


Sửa đổi, bổ sung Quy chế nghiệp vụ thị trường mở - Ngày 30/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN.
Theo đó, các phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá bao gồm: Giao dịch mua có kỳ hạn; Giao dịch bán có kỳ hạn; Giao dịch mua hẳn; Giao dịch bán hẳn. Như vậy, không còn quy định: Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định mỗi phiên giao dịch chỉ áp dụng một trong các phương thức này.
Trong quy định về phương thức đấu thầu khối lượng, trường hợp tại đơn dự thầu của tổ chức tín dụng trúng thầu đăng ký nhiều loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán, nếu không bao gồm các loại giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ giao dịch tại mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá theo thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn, sau đó mới tới giấy tờ có giá đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn. Nếu bao gồm các loại giấy tờ có giá có quy định tỷ lệ giao dịch và các loại giấy tờ có giá không quy định tỷ lệ giao dịch, Ngân hàng Nhà nước xét thầu theo nguyên tắc tỷ lệ các loại giấy tờ có giá trúng thầu tương ứng với tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá đăng ký tại đơn dự thầu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc xác định thứ tự ưu tiên xét thầu trong số giấy tờ có giá không quy định tỷ lệ giao dịch và giấy tờ có giá có quy định tỷ lệ giao dịch cũng được thực hiện theo thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn, sau đó mới tới giấy tờ có giá đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top