Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008

tiger2774

Dễ thương nhất DKT
Hội viên mới
CHÍNH PHỦ

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2008 - Theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-CP ra ngày 08/7/2008, Chính phủ xác định nhiệm vụ 6 tháng cuối năm rất nặng nề, đòi hỏi sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, với nỗ lực và quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và sự đồng thuận của nhân dân.
Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình để có biện pháp ứng phó thích hợp; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau đây: ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đi đôi với việc bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế; đáp ứng đủ vốn lưu động cho sản xuất, xuất khẩu, vốn cho các dự án, công trình đầu tư cấp bách sớm phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội đã đề ra.
Điều hành tỷ giá, lãi suất phù hợp với tín hiệu thị trường; thực hiện chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; tăng cường hỗ trợ, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; theo dõi sát, bảo đảm sự lành mạnh của thị trường chứng khoán.
Điều hành giá cả theo nguyên tắc thị trường với lộ trình, thời điểm phù hợp; đồng thời tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.
Thực hiện kiên quyết cắt giảm đầu tư công và tiết kiệm chi tiêu thường xuyên. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát để cắt giảm đầu tư công; sắp xếp, sử dụng tổng mức vốn đã được phê duyệt để đầu tư tập trung và xử lý trượt giá theo quy định cho các công trình không cắt giảm…
Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các chủ trương, chính sách về kinh tế-xã hội, nhất là các thông tin về tình hình và sự điều hành kinh tế vĩ mô cho các cơ quan truyền thông.

Tăng cường quản lý thị trường - Theo Công điện số 1063/CĐ-TTg ra ngày 08/7/2008, Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý thị trường, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các qui định về niêm yết giá, bán hàng theo đúng giá niêm yết, trước hết là những hàng hoá thuộc nhóm các mặt hàng thiết yếu trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân như: lương thực, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, giấy, thuốc chữa bệnh… phát hiện kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, sản xuất hàng giả, thậm chí là đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao để thu lợi bất chính; áp dụng biện pháp xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật kể cả thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc đề nghị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tình trạng đầu cơ, găm hàng, buôn lậu hoặc đưa tin thất thiệt làm tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, gây tâm lý hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn…
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan của Chính phủ, trước hết là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, một mặt tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, mặt khác phải chủ động xử lý những khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, kể cả chỉ đạo, điều hành nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, nhất thiết không được để xảy ra thiếu, khan hiếm hàng hoá làm cho giá hàng hoá tăng cao bất hợp lý…
Đồng thời, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để tạo thêm nguồn hàng cung cấp cho tiêu dùng trong nước, đồng thời gương mẫu tuân thủ các qui định của pháp luật về quản lý giá cả, thị trường và tích cực tham gia vào việc bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chiến lược phát triển ngành Than - Ngày 07/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025.
Mục tiêu của Chiến lược này là ngành Than sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than, đủ khả năng đáp ứng về cơ sở nhu cầu trong nước và bảo đảm an ninh năng lượng.
Đến năm 2010, thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên nằm dưới mức -300 m của bể than Đông Bắc, thăm dò tỉ mỉ một phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng; đến năm 2015 thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng.
Đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ. Chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, kinh doanh than trái pháp luật…
Ngoài ra, sẽ đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo công tác an toàn lao động. Các mỏ than sẽ sử dụng loại vật liệu mới, vì chống thủy lực thay thế vì chống gỗ và kim loại; vì neo, vì neo kết hợp phun bê tông, bê tông phun,... để chống giữ và bảo vệ các đường lò trong điều kiện địa chất mỏ cho phép.
Đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác theo hướng đưa vào sử dụng các thiết bị cơ động có công suất lớn, phù hợp với điều kiện và quy mô từng mỏ.
Chiến lược cũng chú trọng tới đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao nhằm đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Hiện đại hóa và quân sự hóa Trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cá nhân cho công nhân, đặc biệt là công nhân hầm lò để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động. Giảm tối đa hình thức vận tải bằng ôtô để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời sớm hình thành thị trường than cạnh tranh.
Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.
Quyết định này có hiiêụ lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đặc xá - Theo Nghị định số 76/2008/NĐ-CP ban hành ngày 04/7/2008, Chính phủ quy định: đặc xá được áp dụng đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước…
Người được đề nghị đặc xá phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau: đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù; người mắc bệnh hiểm nghèo; người ốm đau thường xuyên, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của UBND cấp xã nơi gia đình cư trú…
Căn cứ vào Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Chính phủ, trại giam, trại tạm giam tổ chức cho tập thể đội phạm nhân họp bình xét, bỏ phiếu kín, giới thiệu người được đề nghị đặc xá, cán bộ quản giáo phụ trách đội có trách nhiệm tổng hợp kết quả cuộc họp bằng biên bản và đề xuất ý kiến. Việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá phải đúng pháp luật, công khai, dân chủ, khách quan…
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập Tổ thẩm định liên ngành gồm đại diện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan. Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm giúp Hội đồng Tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm định danh sách, hồ sơ người được đặc xá. Đồng thời, Hội đồng Tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ, danh sách do Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá trình và quyết định danh sách người đủ điều kiện và không đủ điều kiện được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Kê khai tài sản, thu nhập - Ngày 03/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ban hành Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập.
Theo đó, những người đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng HĐND được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí làm việc ở những vị trí công tác như kế toán; thủ quỹ; thủ kho; mua sắm vật tư, tài sản, phương tiện; cấp phát vật tư, nhiên liệu và trang thiết bị thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập…
Những người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực như: phân bổ kế hoạch kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tổ chức tuyển dụng, tổ chức thi nâng ngạch; thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy và biên chế; quản lý các đối tượng nộp thuế; cấp các loại giấy phép trong lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại; thanh tra và phòng, chống tham nhũng..., cũng phải kê khai tài sản, thu nhập.
Căn cứ vào Danh mục, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cụ thể hóa danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008

BỘ XÂY DỰNG

Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước - Ngày 07/7/2008, Bộ Xây dựng đã ra Công văn số 1320/BXD-QLN về việc tiếp tục thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP.
Theo đó, giá đất khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo giá mà UBND cấp tỉnh đã áp dụng tại thời điểm ngày 31/12/2004. Đối với phần diện tích đất mở rộng liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nếu phù hợp với quy hoạch xây dựng thì người mua nhà phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích mở rộng đó…
Đối với nhà ở riêng lẻ có vị trí sinh lợi cao tại vị trí mặt đường mặt phố thì UBND cấp tỉnh xây dựng phương thức và giá bán tại thời điểm bán trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi thực hiện. Đối với các hộ không mua thì được tiếp tục thuê theo giá thuê nhà ở hiện hành…
Đối với nhà biệt thự của 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ căn cứ quỹ nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước còn lại, UBND hai thành phố rà soát, lập phương án quản lý thông qua HĐND thành phố và báo cáo Thủ tướng cho ý kiến trước khi thực hiện…
Định kỳ sáu tháng một lần (vào ngày 15/6 và 15/12), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra, báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình bán nhà ở, tập trung vào các nội dung sau: Tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn, số lượng nhà ở đã bán được từ khi thực hiện việc bán nhà cho đến thời điểm báo cáo (diện tích m2 tương ứng với số căn); Số lượng nhà ở còn lại, trong đó phân loại nhà ở thuộc diện được bán, nhà ở không thuộc diện được bán (diện tích m2 tương ứng với số căn); Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai bán nhà ở…

BỘ TÀI CHÍNH

Quản lý và sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật - Ngày 04/7/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 59/2008/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Theo đó, đối với các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, cơ quan chống buôn lậu, gian lận thương mại (CBL, GLTM) được phép sử dụng từ số thu, nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ để phục vụ công tác, bao gồm: chi phí điều tra, xác minh, bắt giữ; chi phí mua tin (nếu có): mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa là 10% số thu từ xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự của vụ việc đó nhưng không vượt quá 50 triệu đồng…
Ðối với những vụ việc mà tài sản tịch thu là hàng giả, hàng hóa phải tiêu hủy hoặc có giá trị thấp thì không khống chế chi phí mua tin theo tỷ lệ trên số thu nhưng tối đa không được quá 30 triệu đồng...
Ngoài ra, cơ quan CBL, GLTM được phép sử dụng 30% số tiền thu được (bao gồm xử phạt hành chính, tiền bán hàng hóa tang vật...) để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và khen thưởng cho lực lượng tham gia trực tiếp…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Giấy phép xuất khẩu tự động đối với sắt, thép - Ngày 03/7/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BCT về việc tạm thời áp dụng chế độ cấp Giấy phép xuất khẩu tự động đối với sắt, thép.
Theo đo, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi về cơ quan cấp giấy phép của Bộ Công Thương gồm: Đơn đăng ký xuất khẩu sắt, thép; Hợp đồng xuất khẩu trong đó có điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và điều khoản hợp đồng chỉ có giá trị thực hiện khi được Bộ Công Thương cấp giấy phép xuất khẩu; Hồ sơ chứng minh nguồn gốc của số lượng sắt, thép hoặc phôi thép xuất khẩu…
Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu được gửi qua đường bưu điện đến cơ quan cấp giấy phép hoặc nộp cho văn thư của cơ quan cấp giấy phép. Cán bộ cấp phép không trực tiếp nhận hồ sơ của thương nhân.
Khi làm thủ tục xuất khẩu, ngoài hồ sơ xuất khẩu theo quy định, thương nhân phải xuất trình cho cơ quan Hải quan 01 Đơn đăng ký xuất khẩu sắt, thép đã được xác nhận của Phòng Quản lý Xuất-Nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương.
Thời gian cấp Giấy phép xuất khẩu tự động trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Quản lý Xuất-Nhập khẩu khu vực nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của thương nhân.
Sau mỗi lô hàng xuất khẩu, thương nhân báo cáo về Phòng Quản lý Xuất-Nhập khẩu khu vực, nơi xác nhận Đơn đăng ký xuất khẩu, tình hình xuất khẩu sắt, thép. Phòng Quản lý Xuất-Nhập khẩu khu vực sẽ xem xét xác nhận Đơn đăng ký xuất khẩu sắt, thép lần tiếp theo cho thương nhân khi thương nhân này đã xuất khẩu từ 80% trở lên số lượng đã được cấp Giấy phép xuất khẩu tự động trước đó.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và hết hiệu lực sau ngày 31/12/2008.

Cấp phép hoạt động điện lực - Ngày 01/7/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 15/2008/QĐ-BCT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN.
Theo đó, Giấy phép hoạt động điện lực được cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện 1 hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực sau: truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, xuất nhập khẩu điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Ngoài ra, Giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện đầu tư xây dựng và hoạt động phát điện đối với từng dự án nhà máy điện.
Bộ Công Thương cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh nằm trong danh mục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp Giấy phép đối với hoạt động truyền tải điện, xuất nhập khẩu điện.
Cục Điều tiết điện lực cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô từ 3 MW trở lên và các hoạt động như: bán buôn, bán lẻ điện, phân phối điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
Việc cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3 MW do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương thực hiện. Ngoài ra, các cơ quan này cũng cấp Giấy phép một số hoạt động khác như, phân phối điện nông thôn hay bán lẻ điện nông thôn tại địa phương...
Một trong những yêu cầu quan trọng để được đăng ký hoạt động phát điện là phải có dự án đầu tư xây dựng điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Giấy phép hoạt động phát điện được cấp thành 2 giai đoạn: thực hiện đầu tư xây dựng và phát điện thương mại toàn bộ nhà máy điện.
Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn, bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện. Đối với hoạt động bán lẻ điện tại nông thôn, người trực tiếp quản lý kinh doanh cũng phải qua đào tạo các chuyên ngành này, nhưng chỉ cần có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Kiểm soát việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng - Ngày 04/7/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN.
Theo đó, các phương án thay đổi mức vốn điều lệ được Đại hội đồng cổ đông thông qua phải nêu được nhu cầu của việc thay đổi mức vốn điều lệ. Trong kế hoạch thay đổi vốn cần thông báo cụ thể về tổng mức vốn điều lệ dự kiến thay đổi, các đợt dự kiến phát hành trong năm, phương án phát hành cho từng đợt…
Các ngân hàng (NH) phải đánh giá hiệu quả kinh doanh dự kiến trên cơ sở vốn điều lệ mới. Trong đó nêu rõ các chỉ tiêu dự kiến gồm: mức tăng trưởng tổng tài sản có, tín dụng, huy động tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH, tỷ suất lợi nhuận...
Đồng thời, các NH phải đánh giá khả năng quản trị, điều hành, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động sau khi thay đổi vốn điều lệ…
NH Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm: thẩm định hồ sơ; đánh giá phương án thay đổi mức vốn điều lệ, hiệu quả hoạt động của NH thương mại cổ phần...; kiểm tra năng lực tài chính của các cổ đông mua cổ phần.
Chỉ sau khi có ý kiến của Thống đốc NH Nhà nước, NH nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố mới được có văn bản chấp thuận việc NH thương mại cổ phần thay đổi mức vốn điều lệ.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008

DANH SÁCH MỘT SỐ VĂN BẢN ĐÃ CÓ
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - DẠY NGHỀ

- Ngày 07/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công điện 253/CĐ-BGDĐT về việc chuẩn bị cho đợt II kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2008.
- Ngày 02/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công điện 241/CĐ-BGDĐT về việc tổ chức thực hiện tốt kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Ngày 01/07/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 19/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng (giai đoạn 2008 - 2012).
- Ngày 01/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 33/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
- Ngày 30/06/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 77/2008/QĐ-BNN về việc ban hành Quy chế Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá.

- Ngày 26/06/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 32/2008/QĐ-BGDĐT về việc bổ sung chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp, mã số 62.14.10.08 vào ngành Khoa học giáo dục mã số 62.14 trong Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ngày 23/06/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Ngày 09/06/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề.

CHÍNH SÁCH

- Ngày 04/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1051/TTg-KTN về việc bổ sung bổ sung các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam.
- Ngày 03/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1019/TTg-KTN về việc bổ sung Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước, tỉnh Bình Phước vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp của cả nước.
- Ngày 03/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 87/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định.
- Ngày 02/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 4334/VPCP-KGVX về việc nghiên cứu chính sách đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên.
- Ngày 01/07/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 03/2008/TT-BKH về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 04/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 88/2008/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ngày 03/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 86/2008/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Ngày 02/07/2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định 22/2008/QĐ-BYT về việc uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý mỹ phẩm cho Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh tại Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
- Ngày 30/06/2008, Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định 167/QĐ-UBDT về việc phân công nhiệm vụ của lãnh đạo.
- Ngày 30/06/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 39/2008/QĐ-BTTTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam.
- Ngày 30/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 84/2008/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.
- Ngày 30/06/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Ngày 20/06/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Công văn 4700/BGTVT-TCCB về việc thực hiện Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải.
- Ngày 13/06/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 891/QĐ-BTTTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chứng thực chữ ký số Quốc gia.
- Ngày 03/06/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 42/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.

ĐẦU TƯ

- Ngày 03/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 155/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội.
- Ngày 01/07/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Công văn 4715/BKH-ĐTNN về việc xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia năm 2008 và 2009.
- Ngày 26/06/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 4200/VPCP-KTTH về cơ chế chính sách để đầu tư hiện đại đội tàu biển Việt Nam.
- Ngày 26/06/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 280/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án BOT và các dự án ODA.

HÀNH CHÍNH

- Ngày 03/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 4355/VPCP-KTTH về việc dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá.
- Ngày 01/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Quyết định 892/QĐ-VPCP về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

VĂN HÓA - THÔNG TIN

- Ngày 01/07/2008, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 1272/BXD-KTQH về việc áp dụng Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về quy trình cung cấp thông tin Quy hoạch xây dựng.
- Ngày 16/06/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 44/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

AN NINH TRẬT TỰ

- Ngày 01/07/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 2294/LĐTBXH-BVCSTE về việc thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 30/06/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 151/TB-VPCP về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
- Ngày 26/06/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1436/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
- Ngày 23/06/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 56/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn kê khai, nộp và quyết toán các khoản thu của Nhà nước quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ.
- Ngày 20/05/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết 13/2008/NQ-QH12 về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2006.

THỂ DỤC THỂ THAO

- Ngày 30/06/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 150/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Quốc gia chuẩn bị và tổ chức Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (Al Games III) ngày 18 tháng 6 năm 2008.

XUẤT NHẬP KHẨU

- Ngày 30/06/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 14/2008/QĐ-BCT về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2008 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với háng hoá có xuất xứ từ Lào.

THUÊ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ

- Ngày 25/06/2008, Bộ Tài chính và Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch 57/2008/TTLT-BTC-BCA về việc hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý.

XÂY DỰNG

- Ngày 11/06/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 260/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp giao ban xây dựng cơ bản tháng 5/2008.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 30/06/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 13/2008/QĐ-BCT ban hành Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với choá đèn chiếu sáng đường phố tiết kiệm năng lượng.
- Ngày 30/06/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 4276/VPCP-KTN về tình hình khai thác dầu khí 5 tháng đầu năm, ước tính thực hiện năm 2008 và dự kiến kế hoạch năm 2009.
 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008


NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP

- Ngày 13/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1085/CĐ-TTg về tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và dập tắt dịch bệnh cứu lúa.
- Ngày 08/07/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 79/2008/QĐ-BNN về việc ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.
- Ngày 01/07/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 78/2008/QĐ-BNN về việc phê duyệt Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Ngày 25/06/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 76/2008/QĐ-BNN về việc bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

THUẾ - PHÍ - LỆ PHÍ - KINH PHÍ

- Ngày 11/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 97/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ô-man về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.
- Ngày 04/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 60/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động của Uỷ ban Quốc gia và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ở các cấp.
- Ngày 04/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 61/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn hoàn thuế nhập khẩu xe ô tô sát xi để sản xuất, lắp ráp xe ô tô chuyên dụng.
- Ngày 03/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 47/2008/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
- Ngày 02/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Công văn 7674/BTC-ĐT về việc hướng dẫn xây dựng báo cáo tình hình quản lý, sử dụng kinh phí của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm.

HÀNH CHÍNH

* (SMS: 505086) - Ngày 11/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg về việc kết thúc thí điểm cải cách hành chính theo cơ chế một dấu đối với các quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Trà Vinh, huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh.

GIÁO DỤC - DẠY NGHỀ

- Ngày 11/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công điện 276/CĐ-BGDĐT về việc tổ chức tốt, nghiêm túc đợt thi cao đẳng.
- Ngày 10/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 92/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ăng-gô-la trong lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo cán bộ.
- Ngày 09/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 163/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
- Ngày 08/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông báo 256/TB-BGDĐT về kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp về tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới thi và tuyển sinh và kết luận của Lãnh đạo Bộ về thời gian tổ chức các kỳ thi.
- Ngày 07/07/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 17/2008/QĐ-BCT ban hành Quy định về việc biên soạn tài liệu đào tạo thực hiện bằng kinh phí khuyến công.
- Ngày 07/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5977/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ năm học 2008 - 2009.
- Ngày 07/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5992/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 - lần 2.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 10/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 877/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương.
- Ngày 10/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 95/2008/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
- Ngày 10/07/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, cấp huyện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội.
- Ngày 09/07/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 04/2008/TT-BKH về việc hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
- Ngày 08/07/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 41/2008/QĐ-BTTTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Viễn thông.
- Ngày 08/07/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 42/2008/QĐ-BTTTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà Xuất bản Bưu điện.
- Ngày 08/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 49/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2008/QĐ-BTC ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban, Văn phòng, Cơ quan đại diện và Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

ĐẦU TƯ

- Ngày 09/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 161/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn về việc bảo đảm vốn đầu tư cho các dự án điện cấp bách.
- Ngày 09/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Công văn 7996/BTC-ĐT về việc quản lý thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2008.
- Ngày 07/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 159/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về Dự án nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 08/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 62/2008/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Ngày 04/07/2008, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.
- Ngày 27/06/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 45/2008/QĐ-BTC về việc ban hành “Quy định Chế độ kế toán áp dụng cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước”.

CHỨNG KHOÁN

- Ngày 08/07/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Công văn 1355/UBCK-TTr về việc lưu ý các công ty trong việc chào bán chứng khoán ra công chúng, mua lại cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu.
- Ngày 01/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 46/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế Quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

VĂN HÓA - THÔNG TIN

- Ngày 08/07/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị 05/2008/CT-BTTTT về đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.
- Ngày 02/07/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 40/2008/QĐ-BTTTT về việc ban hành định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2008 - 2010.
Y TẾ
- Ngày 07/07/2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định 23/2008/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị.

HẢI QUAN

- Ngày 04/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 48/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
- Ngày 03/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Công văn 7739/BTC-TCHQ về việc kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu.

DOANH NGHIỆP

- Ngày 04/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 854/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sông miền Nam.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 09/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 162/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Lai Châu.
- Ngày 09/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 160/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Ngày 08/07/2008, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
- Ngày 07/07/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông báo 301/TB-BGTVT về kết luận của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại cuộc họp giao ban tháng 6 năm 2008.
- Ngày 04/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 158/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
- Ngày 23/06/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 75/2008/TT-BNN về việc hướng dẫn tổ chức phong trào Thi đua và xét Khen thưởng hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008

CHÍNH PHỦ

Phát triển ngành xi măng - Ngày 21/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020.
Thủ tướng yêu cầu: quy hoạch thăm dò khoáng sản làm xi măng phải đi trước một bước để làm căn cứ pháp lý cho việc quản lý cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác mỏ, đáp ứng kịp thời yêu cầu khai thác nguyên liệu cho ngành xi măng trong cả nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm sau.
Xây dựng phương án khai thác hợp lý và hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên và thu hồi toàn bộ khoáng sản. Huy động nguồn vốn và phát huy năng lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản làm xi măng (gồm 3 loại chủ yếu là đá vôi, đất sét, phụ gia).
Từ nay đến năm 2020, nhu cầu khối lượng khoáng sản cần quy hoạch thăm dò là 2.212 triệu tấn trong đó đá vôi 1.479 triệu tấn, đất sét 370 triệu tấn và phụ gia 363 triệu tấn. Nhu cầu khối lượng khoáng sản cần quy hoạch khai thác là 3.174 triệu tấn trong đó đá vôi 2.172 triệu tấn, đất sét 586 triệu tấn, phụ gia 416 triệu tấn.
Tổng vốn đầu tư cho thăm dò các mỏ khoáng sản là 243 tỷ đồng. Quy hoạch cũng nêu rõ: Ưu tiên thăm dò những mỏ, những diện tích phân bố khoáng sản trong vùng phát triển xi măng hoặc vùng lân cận các nhà máy xi măng, những vùng nguyên liệu sản xuất xi măng có điều kiện khai thác thuận lợi, không tác động đến môi trường.
Các mỏ đá vôi, đất sét chạy dọc các quốc lộ, dọc bờ biển cần có các biện pháp khai thác hợp lý như khai thác phía sau núi, chỉ khai thác trong ruột các mỏ để giữ lại cảnh quan và ngăn chặn sự xâm thực của khí hậu biển vào sâu trong đất liền.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu với gạo và phân bón - Ngày 21/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg về việc ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gạo và phân bón xuất khẩu.
Theo đó, mức thuế tuyệt đối cao nhất với gạo sẽ là 2,9 triệu đồng/tấn, với phân bón là 5.000 đồng/kg.
Cụ thể, mặt hàng gạo chịu tám mức thuế tuyệt đối, được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm): gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000 đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn...
Mức thuế tuyệt đối này sẽ tăng lũy tiến theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo.
Đối với mặt hàng phân bón, mức thuế tuyệt đối 4.000 đồng/kg được áp dụng đối với phân SA và DAP; mức 5.000 đồng/kg đối với phân Urê và phân Kali.
Quyết đinh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Hỗ trợ đánh bắt hải sản - Ngày 21/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 965/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và ngư dân, Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày về chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008 và chăn nuôi trâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét đậm, rét hại năm 2008 và Quyết định số 289/QĐ-TTg.
Theo đó, kể từ ngày 21/7/2008, đối với tàu có công suất máy từ 90CV trở lên, mức hỗ trợ tăng từ 8 triệu đồng lên 10 triệu đồng cho 1 chuyến đi đánh bắt hải sản; với tàu từ 40 - 90 CV, tăng từ 5 triệu đồng lên 6,5 triệu đồng; với tàu dưới 40 CV, tăng từ 3 triệu đồng lên 4 triệu đồng.
Với loại tàu có công suất máy 40CV, 40 - 90CV và 90CV trở lên, số lần hỗ trợ tương ứng là 5, 4, 3 lần/năm. Việc hỗ trợ được thực hiện trong năm 2008.
Để nhận hỗ trợ, ngư dân phải đáp ứng các điều kiện: có tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ tham gia hoạt động khai thác hải sản, cung ứng dịch vụ trên biển, có giấy đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu dưới 20CV), thực hiện mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo quy định của pháp luật (tàu từ 90CV trở lên phải bắt buộc mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên); có giấy phép khai thác thủy sản, có địa chỉ cư trú hợp pháp được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận; có xác nhận của chính quyền cấp xã hoặc bộ đội biên phòng…

Quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật - Theo Nghị định số 78/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành 17/7/2008, quy định: hợp tác với nước ngoài về pháp luật bao gồm các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực: soạn thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); Tổ chức thực hiện các văn bản QPPL và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, giám sát việc thi hành pháp luật; Tăng cường năng lực của các cơ quan xây dựng pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp; Đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức soạn thảo văn bản QPPL, thẩm pháp, thẩm tra viên tòa án, thư ký tòa án, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án, trợ giúp viên trợ giúp pháp lý, cán bộ thi hành án hình sự, trọng tài viên, công chứng viên, đăng ký viên, luật sư và các chức danh tư pháp khác; Thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý…
Hợp tác với nước ngoài về pháp luật được thực hiện dưới các hình thức như: ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, các chương trình, dự án hợp; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, tập huấn chuyên sâu về pháp luật có sự tham gia hoặc tài trợ của cơ quan, tổ chức nước ngoài; Tổ chức các đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật; Trao đổi tài liệu pháp luật như: giáo trình, sách giáo khoa, bài giảng...; Cung cấp chuyên gia tư vấn…
Chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng phải được Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định trước khi trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt. Nội dung thẩm định gồm: sự cần thiết của chương trình, dự án; Tính khả thi của chương trình, dự án; Hiệu quả kinh tế-xã hội; Tính hơp hiến, hợp pháp và sự tương thích của chương trình, dự án với các quy định của pháp luật Việt Nam; Không trùng lắp với chương trình, dự án khác... Thời gian thẩm định là 10 ngày làm việc, tính từ ngày Bộ Tư pháp nhận được Hồ sơ hợp lệ…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Tư vấn pháp luật - Theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ban hành ngày 16/7/2008, Chính phủ quy định: Trung tâm tư vấn pháp luật (Trung tâm) muốn thành lập phải có trụ sở; về nhân sự phải có ít nhất 2 tư vấn viên pháp luật hoặc 1 tư vấn viên pháp luật và 1 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc 2 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động…
Trung tâm được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật và được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý…
Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí, Trung tâm được thu thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí hoạt động.
Trung tâm được quyền đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin hoặc kiến nghị những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.
Bên cạnh đó, Trung tâm phải tuân thủ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm; bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật…
Tư vấn viên pháp luật phải có bằng cử nhân Luật; thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên… Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc…
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ


Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp - Theo Quyết định số 937/2008/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ban hành ngày 23/7/2008, quy định: nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh, tuỳ theo thực tế gói thầu mà yêu cầu nhà thầu hoạt động bình quân có lãi (lợi nhuận) ở mức bình thường trong 2 hoặc 3 năm trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính…
Bên cạnh đó, nhà thầu phải đảm bảo lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, được tính theo công thức: Lưu lượng tiền mặt yêu cầu bằng (:) Giá gói thầu theo trung bình tháng nhân với (x) t (t là khoảng thời gian trung bình dự kiến cần thiết kể từ khi nhà thầu phát hành hoá đơn đến khi chủ đầu tư thanh toán hoá đơn đó). Trong trường hợp liên danh, lưu lượng tiền mặt của cả liên danh được tính bằng tổng lưu lượng tiền mặt của mỗi thành viên trong liên danh…
Chủ đầu tư cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


BỘ TÀI CHÍNH


Chuyển quyền sử dụng đất trong gia đình - Ngày 21/7/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2000/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 19/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Theo đó, các trường hợp văn bản chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất giữa cha, mẹ với con dâu, con rể được lập từ ngày 5/5/2008 trở đi thì không phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất (CQSDĐ), kể cả khi cha, mẹ CQSDĐ cho con dâu, con rể theo pháp luật về thừa kế.
Trường hợp văn bản này được lập trước ngày 5/5/2008, nhưng đến ngày 5/5/2008 trở đi mới nộp hồ sơ kê khai thuế, nếu vẫn trong thời hạn kê khai thuế theo quy định (10 ngày, tính từ ngày lập xong văn bản chuyển nhượng, tặng, cho QSDĐ), cũng không phải nộp thuế CQSDĐ.
Nếu cha, mẹ CQSDĐ cho con dâu, con rể trước ngày 5/5/2008, mà người đang sử dụng đất thuộc diện hộ nghèo, gặp khó khăn về kinh tế, đã được phép ghi nợ tiền thuế CQSDĐ, thì không phải nộp số thuế còn nợ.
Người CQSDĐ phải có bản sao Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc giấy tờ chứng minh có QSDĐ hợp pháp; bản sao giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thể hiện quan hệ huyết thống; bản sao Giấy đăng ký kết hôn hợp pháp chứng minh con dâu, con rể đang trong thời kỳ hôn nhân...
Các trường hợp không phải nộp thuế CQSDĐ theo hướng dẫn này, nhưng đã nộp thuế vào ngân sách từ ngày 5/5/2008 thì được xem xét hoàn trả lại số tiền thuế đã nộp.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Tăng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo - Ngày 18/7/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 64/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 67/2004/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
Theo đó, lệ phí thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự có diện tích từ 40m2 trở lên áp dụng mức thu mới là 600.000 đồng/1giấy phép/1bảng, biển panô (quy định trước đây là 400.000 đồng); diện tích từ 30 đến dưới 40m2: 500.000 đồng (trước đây: 300.000 đồng); từ 20m đến dưới 30m2: 400.000 đồng (trước đây: 200.000 đồng)…
Lệ phí thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông, vật phát quan, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động và các hình thức tương tự khác: 100.000 đồng/1cái ((trước đây: 50.000 đồng).
Quảng cáo trên băng rôn (bao gồm cả băng rôn dọc và ngang): 50.000 đồng/1cái, tổng số thu lệ phí 1 lần cấp giấy phép không quá 2.000.000 đồng/1giấy phép (trước đây: 20.000 đồng và tổng số thu lệ phí 1 lần cấp giấy phép không quá 500.000 đồng/1 giấy phép)...
Không thu lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo đối với những thông tin chính trị.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


LIÊN BỘ: LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH

Hỗ trợ việc làm ngoài nước - Ngày 21/7/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã ban hành hành Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Theo đó, hỗ trợ 10 triệu đồng cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức tối đa 5 triệu đồng/trường hợp đối với người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn (mức hỗ trợ này không áp dụng đối với người lao động ra ngoài hợp đồng hoặc phải về nước ngay sau khi sang đến nước làm việc do sai sót khám sức khoẻ trong nước)…
Doanh nghiệp dịch vụ khi cử cán bộ của mình ra nước ngoài giải quyết rủi ro cho người lao động bị chết thì được hỗ trợ bằng một chiếc vé máy bay chiều từ Việt Nam đến nước có người lao động làm việc.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ; người lao động là con thương binh, liệt sỹ và người có công hưởng chính sách ưu đãi, người lao động thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được hỗ trợ bằng 50% mức học phí phải nộp theo quy định nhưng không quá 1,5 triệu động/lao động…
Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước được hình thành trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và đóng góp của người lao động (doanh nghiệp đóng 1% trên tổng số thu tiền dịch vụ hàng năm, người lao động đóng góp Quỹ 100.000đ/người/hợp đồng)…
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008


GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO - DẠY NGHỀ

- Ngày 23/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 172/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục - đào tạo trong quân đội.
- Ngày 23/07/2008, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 173/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Bộ Công an về công tác giáo dục - đào tạo trong ngành Công an.
- Ngày 22/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các Trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.
- Ngày 22/07/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 307/KH-BGDĐT về việc triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các Trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013.
- Ngày 21/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 103/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015.

LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG - PHỤ CẤP

- Ngày 22/07/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 12/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn bổ sung về việc thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng các công trình thuỷ điện.
- Ngày 18/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 1176/TTg-KGVX về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương và phụ cấp cho cán bộ của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

- Ngày 21/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 57/2008/QĐ-BTC về giá bán xăng và các loại dầu.
- Ngày 18/07/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 18/2008/QĐ-BCT ban hành Quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo.
- Ngày 15/07/2008, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch 63/2008/TTLT/BTC-BGDĐT về việc hướng dẫn chế độ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đào tạo trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hệ chính quy năm học 2008 - 2009.

VĂN HÓA - THÔNG TIN

- Ngày 21/07/2008, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 09/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
- Ngày 17/07/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 43/2008/QĐ-BTTTT về việc ban hành cước kết nối nội tỉnh đối với cuộc liên lạc đường dài liên tỉnh và liên lạc di động gọi cố định.
- Ngày 09/07/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 48/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế thẩm định kịch bản văn học đối với phim sử dụng ngân sách Nhà nước.
- Ngày 09/07/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 49/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

XÂY DỰNG

- Ngày 21/07/2008, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Công văn 5417/BGTVT-CQLXD về việc thực hiện Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng và Văn bản số 4199/BGTVT-CQLXD ngày 02/6/2008 về việc thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD.

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

- Ngày 18/07/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2008/NĐ-CP về việc quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

- Ngày 18/07/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 59/2008/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề, Trường trung cấp nghề và Giám đốc Trung tâm nghề.
- Ngày 18/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 940/QĐ-TTg về việc hợp nhất các đơn vị Dự trữ Quốc gia khu vực trực thuộc Cục Dự trữ Quốc gia, Bộ Tài chính.

ĐẦU TƯ

- Ngày 17/07/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 56/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

LĨNH VỰC KHÁC

- Ngày 21/07/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 106/2008/QĐ-TTg về Danh mục bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật trong ngành Công Thương.
- Ngày 03/07/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành Quyết định 306/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế xét, tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Ngày 03/07/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành Quyết định 307/QĐ-VKSTC việc ban hành Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân.
 
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008

CHÍNH PHỦ

Bổ sung quy định về hoạt động của Công ty Tài chính - Ngày 29/7/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.
Theo đó, Tổ chức nước ngoài trong Công ty Tài chính liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin phép thành lập.
Công ty tài chính liên doanh là công ty tài chính được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm 1 hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm 1 hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh, trong đó phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty tài chính, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam không được vượt quá 30% vốn góp của bên Việt Nam.
Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là công ty tài chính được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài.
Về hình thức huy động vốn, đối với các công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực thẻ không thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, công ty tài chính được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Lệ phí trước bạ - Ngày 29/7/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP và 47/2003/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
Theo đó, miễn lệ phí trước bạ (LPTB) đối với: nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của người dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn; phương tiện thủy nội địa (bao gồm cả tàu cá) không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở người đến 12 người…
Ngoài ra, tỷ lệ (%) thu LPTB được quy định lại như sau: nhà, đất là 0,5%; tàu, thuyền là 1%. Riêng tàu đánh cá xa bờ là 0,5%; ôtô, xe máy, súng săn, súng thể thao là 2%...
Đặc biệt, xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở: nộp LPTB lần đầu là 5%.
Đối với xe máy mà chủ tài sản đã nộp LPTB theo quy định trên, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn được áp dụng tỷ lệ thu LPTB thấp hơn thì nộp LPTB theo tỷ lệ là 1%.
Trường hợp chủ tài sản trên đã kê khai, nộp LPTB đối với xe máy theo tỷ lệ thấp hơn 5%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định (xe máy đã nộp LPTB lần đầu 5%) thì nộp LPTB theo tỷ lệ là 5%. Xe máy nộp LPTB từ lần thứ 2 trở đi được áp dụng tỷ lệ là 1%, trừ 2 trường hợp nêu trên.
Ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp LPTB theo tỷ lệ từ 10-15%. Căn cứ quy định về tỷ lệ thu LPTB này, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể tỷ lệ thu LPTB đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Mức thu LPTB đối với các tài sản là nhà, đất; tàu, thuyền; ôtô, xe máy... tối đa là 500 triệu đồng/1 tài sản, trừ ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe). Riêng nhà xưởng sản xuất kinh doanh được tính chung cho nhà xưởng trong cùng một khuôn viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chỉ đạo bảo đảm vốn các dự án xi măng - Ngày 24/7/2008, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 175/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về việc bảo đảm vốn các dự án xi măng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng có tác động trực tiếp tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng, do vậy cần bảo đảm đủ vốn cho những dự án sẽ đi vào sản xuất trong các năm 2008, 2009 và 2010.
Giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục bảo đảm vốn cho các dự án xi măng đã ký kết hợp đồng tín dụng, hoàn thành đưa vào sản xuất trong các năm 2008, 2009. Đối với phần vốn chưa giải ngân, thực hiện theo lãi suất hiện hành; Đối với phần vốn đã giải ngân, các bên thương thảo về mức lãi suất hợp lý, trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro.
Riêng các dự án đi vào sản xuất trong năm 2010, Bộ Xây dựng rà soát, cân đối lại tiến độ huy động vốn trên cơ sở tính toán đến mức tăng trưởng trong các năm sau và thống nhất với các ngân hàng thương mại để có kế hoạch thu xếp vốn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cơ cấu lại vốn của các dự án để chủ động huy động nguồn vốn thực hiện. Trường hợp cần thiết bảo lãnh của ngân hàng trong nước để vay vốn nước ngoài, các doanh nghiệp chủ động thương thảo, lựa chọn ngân hàng đứng ra thu xếp bảo lãnh…

LIÊN BỘ: KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - TÀI CHÍNH - CÔNG AN

Đăng ký kinh doanh - Ngày 29/7/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thành lập cho đến khi không còn tồn tại, mã số doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau. Khi doanh nghiệp không còn tồn tại thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại…
Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chi nhánh văn phòng đại diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trước khi văn bản này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện ngay việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp mà được thực hiện kết hợp khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, trong đó mã số thuế của doanh nghiệp được sử dụng làm mã số doanh nghiệp và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế…
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Liên kết đào tạo - Ngày 28/7/2008, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Theo đó, hợp đồng liên kết đào tạo phải thể hiện đầy đủ các thông tin về hoạt động diễn ra trong suốt quá trình đào tạo: Thông tin về tuyển sinh gồm: ngành nghề đào tạo; thời gian đào tạo; hình thức đào tạo; hình thức tuyển sinh; đối tượng tuyển sinh; địa điểm đặt lớp; lệ phí tuyển sinh; học phí khoá học và các khoản phí bảo hiểm (nếu có); Thông tin về quản lý người học gồm: trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học; việc thu học phí, lệ phí, bảo hiểm (nếu có) và trách nhiệm đền bù thiệt hại do không thực hiện được các cam kết trong hợp đồng kiên kết…
Đơn vị chủ trì đào tạo được hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức quá trình đào tạo gồm: xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị); lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng; ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học.
Đơn vị phối hợp đào tạo được quyền đề xuất đơn vị chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản lý, nhận xét, đánh giá người dạy và người học theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo.
Các bên tham gia liên kết phải thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm (nếu có).
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục - Theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 25/7/2008, quy định: Hồ sơ thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục phải có Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập…
Nhà trường, nhà trẻ tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị không quá 11 thành viên, gồm có chủ tịch Hội đồng quản trị, Thư ký và các thành viên…
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được phép huy động vốn dưới dạng đóng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước. Nội dung huy động vốn dưới dạng cổ phần phải được thể hiện trong Đề án thành lập trường…
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục khi được đề cử không quá 65 tuổi. Giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày…
Ngoài ra, nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định…
Quyết đinh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 
Sửa lần cuối:
Ðề: Danh Sách 1 Số Văn Bản đang Có Tháng 7/2008



BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Quản lý học viên - Ngày 25/7/2008, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành các quy chế mẫu về quản lý học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
Ban hành kèm theo Quyết định này gồm 4 Quy chế mẫu: về quản lý học viên; về hoạt động thăm, gặp giữa gia đình học viên và học viên, cán bộ; về việc khen thưởng, kỷ luật đối với học viên; về tổ chức, hoạt động của Tổ tự quản học viên.
Theo đó, mỗi học viên được gặp thân nhân tối đa không quá 2 lần trong tháng và 30 phút một lần. Trường hợp được thưởng theo quy chế thi đua khen thưởng hoặc có lý do đặc biệt được Giám đốc Trung tâm đồng ý nhưng cũng không quá 4 lần trong một tháng và 60 phút một lần. Một lần học viên có thể gặp nhiều người nhưng tối đa không quá 3 người.
Học viên có vợ hoặc chồng nếu đủ các điều kiện theo quy định thì được Giám đốc Trung tâm xem xét cho phép gặp vợ hoặc chồng tại phòng dành riêng với thời gian không quá 24 giờ.
Khi gặp học viên, gia đình có trách nhiệm động viên, khích lệ con em mình chấp hành tốt quy định của pháp luật và của Trung tâm. Tích cực phấn đấu, học tập, rèn luyện để sớm hội nhập với gia đình. Không được có lời lẽ kích động hoặc hành vi ảnh hưởng đến công tác chữa trị, cai nghiện. Trường hợp có thắc mắc, kiến nghị thì gặp cán bộ Phụ trách thăm gặp để được giải đáp hoặc viết vào giấy và bỏ vào hòm thư góp ý của Trung tâm.
Học viên khi gặp gia đình phải tôn trọng, lễ phép. Nghiêm cấm các hành vi đe doạ, mặc cả và các hành vi thiếu văn hoá khác đối với gia đình; nói sai sự thật; cất giấu những đồ vật không được phép sử dụng trong Trung tâm.
Tổ trưởng Tổ thăm gặp có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của gia đình học viên. Những vấn đề phức tạp, không rõ hoặc không thuộc thẩm quyền thì báo cáo Giám đốc Trung tâm để giải quyết.
Việc lựa chọn học viên tham gia Tổ tự quản được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín. Người được giới thiệu vào tổ tự quản là người có ít nhất 51% số người trong tổ dự họp bỏ phiếu đồng ý. Trường hợp nhiều người được đề cử vào một vị trí thì người được giới thiệu là người có số phiếu đồng ý cao nhất…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu - Ngày 25/7/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 10/2008/TT-BCT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu.
Theo đó, để được cấp Giấy phép sản xuất rượu, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp bao gồm khu chế biến và khu bảo quản phải có tổng diện tích không dưới 500m2, trong đó phải bố trí kho riêng cho bảo quản sản phẩm; Phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam…
Bộ Công Thương thực hiện cấp Giấy phép sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên; quy mô dưới 03 triệu lít sẽ do Sở Công Thương thực hiện cấp giấy phép…
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu phải có Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất, trong đó cần nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận (đối với các cơ sở sản xuất rượu đang hoạt động)…
Giấy phép sản xuất rượu có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp sản xuất rượu phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép để xem xét cấp lại.
Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công là thành viên thuộc làng nghề sản xuất rượu thủ công, thì không phải xin cấp Giấy phép. Nhưng tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho làng nghề và chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất rượu áp dụng chung cho các thành viên thuộc làng nghề.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D - Ngày 24/7/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Theo đó, nhà xuất khẩu được lựa chọn áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC(40)) hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp 4 số (CTH) để xác định xuất xứ của hàng hoá so với việc trước đây chỉ được áp dụng duy nhất tiêu chí RVC(40) (chỉ áp dụng đối với những hàng hoá không thuộc danh mục Tiêu chí các mặt hàng cụ thể (PSR)).
Các quy định về quy trình và thủ tục cấp C/O Mẫu D cũng có một số thay đổi đáng kể như quy định về đăng ký hồ sơ thương nhân, không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá (do các Tổ chức giám định cấp) trong bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O, chế độ báo cáo qua hệ thống eCOSys của Tổ chức cấp C/O và một số sửa đổi, bổ sung khác…
Một bổ sung khác nhằm tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu là việc áp dụng tiêu chí xuất xứ cho các mặt hàng cụ thể (PSR) đối với hầu hết các mặt hàng từ chương 1 đến chương 97 (ngoại trừ những mặt hàng áp dụng tiêu chí chung). Một số tiêu chí cụ thể cho những mặt hàng được quy định lỏng hơn so với tiêu chí chung nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu dễ dàng có được Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D để được hưởng ưu đãi thuế quan CEPT/AFTA…
Quyết định này só hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ TÀI CHÍNH

Phí thẩm định lĩnh vực y, dược - Ngày 21/7/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược.
Theo đó, đối với kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế áp dụng mức phí thẩm định nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế, đủ điều kiện được khảo nghiệm hoá chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế là 1 triệu đồng/hồ sơ; Công bố chất lượng mỹ phẩm (bao gồm cả việc kiểm tra điều kiện sản xuất, giám sát chất lượng): 500.000 đồng...
Thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế (GMP): 20 triệu đồng/lần thẩm định; Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu áp dụng lộ trình triển khai GMP với doanh nghiệp là 6 triệu đồng, hơp tác xã là 3 triệu đồng; Thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam đối với doanh nghiệp nước ngoài: 15 triệu đồng...
Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có giá dưới 1 tỷ đồng áp dụng mức 500.000 đồng/1 mặt hàng/1 lần thẩm định; từ 1 đến 3 tỷ: 1 triệu đồng; trên 3 tỷ: 3 triệu đồng... Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký: 500.000 đồng/giấy phép...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

LIÊN BỘ: TÀI CHÍNH - TƯ PHÁP

Phí thi hành án - Ngày 21/7/2008, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 68/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án.
Theo đó, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp 2,5% trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận, nhưng tối đa không vượt quá 100 triệu đồng. Trước đây, tuỳ thuộc vào số tiền và mức giá trị tài sản khác nhau, người có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp số % tương ứng, chẳng hạn: mức 5% áp dụng đối với những tài sản có giá trị từ 01 đến dưới 100 triệu đồng; đối với tài sản từ 100 đến 200 triệu đồng, người được thi hành án phải nộp 5 triệu đồng + 4% của phần tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận vượt quá 100 triệu đồng...
Không thu phí thi hành án đối với các khoản: tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động; trường hợp người yêu cầu thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án với tổng số tiền hoặc giá trị tài sản dưới 1 triệu đồng. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng không thu phí thi hành án: người được thi hành án nhận hiện vật chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi và không tính được giá trị vật chất; tiền được thi hành án là khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội, như: xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục của nhân dân mà không vì mục đích kinh doanh, các chương trình kinh tế-xã hội trọng điểm của Nhà nước...
Giảm 50% phí thi hành án đối với người được thi hành án có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn nghèo. Miễn phí thi hành án đối với người thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài...
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top