Bản tin và danh sách văn bản đã ra trong tháng 12/2007 (Phần 2)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

tiger2774

Dễ thương nhất DKT
Hội viên mới
BỘ: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo (SMS: 502568) - Ngày 21/12/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo.
Bộ trưởng chỉ đạo, từ học kỳ II năm học 2007 - 2008, các trường học và cơ sở giáo dục còn để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, xâm phạm thân thể, sức khỏe và tinh thần của học sinh, bớt xén tiền ăn của học sinh và chi phí của Nhà nước để trục lợi cá nhân thì hiệu trưởng phải tự đề xuất hình thức kỷ luật đối với bản thân, báo cáo cấp quản lý trực tiếp và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Tùy theo mức độ sai phạm có thể bị cách chức, chuyển công tác khác, buộc thôi việc hoặc xử lý theo quy định của pháp luật…
Đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo xảy ra từ đầu năm học 2007 - 2008 đến nay, các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị có liên quan xử lý kịp thời, triệt để và đúng quy định, nhanh chóng khắc phục hậu quả. Đồng thời, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về những biện pháp xử lý đối với nhà giáo vi phạm. Đối với những vụ việc phản ánh không đầy đủ, thiếu chính xác cần có đính chính cụ thể, bảo vệ danh dự và lợi ích chính đáng của nhà giáo.
Rà soát các cơ sở giáo dục mầm non tư thục để có biện pháp xử lý thích hợp những cơ sở không có giấy phép hoạt động. Việc xử lý các cơ sở này phải đảm bảo quyền lợi được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em tại cơ sở đó.
Bên cạnh đó, cần tập trung triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo; kiên quyết không để giáo viên, nhân viên không qua đào tạo sư phạm trực tiếp làm công tác nuôi dạy trẻ…

Công nhận văn bằng giáo dục nước ngoài cấp (SMS: 502553) - Ngày 20/12/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Quy định này được áp dụng đối với bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học phổ thông; bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng tốt nghiệp đại học; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam. Không áp dụng đối với các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận kết quả học tập do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam sau khi hoàn thành một phần trong chương trình đào tạo hay kết thúc một khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng ngắn hạn.
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận sẽ là căn cứ xác nhận về trình độ đào tạo của người có văn bằng để tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, bao gồm: Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp; 01 bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; 01 bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục (SMS: 502552) - Ngày 20/12/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Theo đó, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với các đại học, học viện và trường đại học được thực hiện 5 năm/lần; Trường cao đẳng là 4 năm; Trường trung cấp chuyên nghiệp là 3 năm.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục trường được thực hiện theo quy trình sau: Trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiến hành tự đánh giá và gửi báo cáo tự đánh giá cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá, khảo sát, viết báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho trường được đánh giá, cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn bị thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục; Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục tiến hành thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc không công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận hoặc không công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nếu có 80% số tiêu chí đạt yêu cầu. Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục có trách nhiệm giữ gìn và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đã được công nhận, đảm bảo chất lượng đào tạo trong toàn bộ thời hạn có giá trị của Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu không đảm bảo chất lượng so với kết quả đã được công nhận thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông (SMS: 502538) - Ngày 13/12/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BTTT hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông (BCVT).
Theo đó, các doanh nghiệp (DN) được chủ động trong việc điều chỉnh cước dịch vụ của mình, tạo sự công bằng cũng như sự cạnh tranh lành mạnh cho các DN BCVT. Khuyến khích DN mới tham gia thị trường…
Giá cước dịch vụ BCVT được quản lý trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của DN BCVT và lợi ích của Nhà nước; bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước đối với người sử dụng dịch vụ; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đồng thời bảo đảm các hoạt động BCVT công ích.
Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các DN cung cấp dịch vụ BCVT. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể áp dụng hình thức quản lý khác nhau đối với giá cước giữa các DN cung cấp dịch vụ nhằm khuyến khích DN mới tham gia thị trường.
Giá cước dịch vụ đối với người sử dụng được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với mức giá cước dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, giá cước sẽ giảm dần, tiến tới không bù chéo giá cước giữa các dịch vụ. Từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các DN BCVT trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
DN BCVT có quyền quyết định giá cước các dịch vụ BCVT do DN cung cấp theo đúng khung, hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước.
Đối với giá cước kết nối giữa các DN, các DN xây dựng phương án giá cước kết nối, hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu các DN tham gia kết nối xây dựng phương án giá cước kết nối, trình Bộ xem xét, thẩm định và ra quyết định ban hành.
Giá cước thanh toán quốc tế giữa các DN cung cấp dịch vụ BCVT quốc tế của Việt Nam với các DN nước ngoài được quản lý theo hình thức báo giá. Các DN cung cấp dịch vụ trực tiếp đàm phán, thỏa thuận giá cước thanh toán quốc tế và ký hợp đồng thanh toán quốc tế với các DN nước ngoài…
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top