Lợi nhuận đang “đổ đầy túi” các công ty Mỹ và Anh

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Lợi nhuận đang “đổ đầy túi” các công ty Mỹ và Anh

Những khoản lợi nhuận khổng lồ trị giá hàng tỷ USD đang “đổ vào túi” của các công ty Mỹ và Anh trong công cuộc tái thiết Irắc. Có lẽ bây giờ người ta mới hiểu tại sao Mỹ và Anh lại “hăng hái” với cuộc chiến tại Irắc như vậy.


Mới đây, Lầu năm góc đã “tiết lộ” danh sách các công ty được quyền tham gia tái thiết Irắc đợt đầu này. Những bản hợp đồng “béo bở” cùng những ưu đãi chưa từng thấy vẫn chỉ ưu tiên dành cho các công ty Mỹ và Anh, hai quốc gia chủ đạo trong cuộc chiến chống Irắc.

Lần này, các lĩnh vực tái thiết Irắc sẽ tập trung vào sáu lĩnh vực chính từ dầu mỏ đến điện năng. Tổng trị các hợp đồng tái thiết Irắc trị giá khoảng 5 tỷ USD. Hiện rất nhiều công ty Mỹ và Anh rất muốn có được những hợp đồng trên, nhưng theo đánh giá thì “những người bạn” của Nhà trắng, Lầu năm góc và của chính phủ Anh sẽ được ưu tiên trước hết.

Tập đoàn AECOM có trụ sở tại Los Angeles, California, Mỹ được trao cho hợp đồng trị giá 21,6 triệu USD nhằm quản lý và lên các kế hoạch sơ bộ tái thiết Irắc.
Một liên doanh trong lĩnh vực năng lượng giữa công ty Parsons Energy, tập đoàn Chemicals Group of Reading, Pennsylvania và công ty Parsons-Brinkerhoff Ltd của Anh đã giành được hợp đồng trị giá 43,4 triệu USD. Hợp đồng này sẽ giám sát và chủ trì các công việc tái xây dựng lại các nhà máy điện năng và chất đốt tại Irắc, được xem là chìa khoá để giúp Irắc ổn định hơn.

Tập đoàn Foster Wheeler của Anh có được hợp đồng trị giá 8,4 triệu USD để giám sát lĩnh vực khai thác dầu mỏ tại Irắc. Foster Wheeler, trụ sở tại Bermuda là một tập đoàn chuyên về khai thác và thiết kế quốc tế, có tên trong thị trường chứng khoán NewYorrk.

CH2M Hill/Parsons, một liên doanh giữa tập đoàn CH2M Hill trụ sở tại Englewood, Colorado, Mỹ và công ty Parsons Water Infrastructure trụ sở tại Pasadena, California dành chiến thắng bản hợp đồng trị giá 28,5 triệu USD để xây dựng và phục hồi các hoạt động công cộng và cung cấp nước tại một số thành phố lớn của Irắc.

Berger/URS, liên doanh giữa tập đoàn Louis Berger Group, trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ và tập đoàn URS, San Francisco, California có được hợp đồng trị giá 8,5 triệu USD trong các dự án quản lý giao thông và thông tin liên lạc. Liên doanh này cùng giành được một hợp đồng phụ cùng trị giá cho việc thiết kế và xây dựng hệ thống an ninh - tư pháp tại Irắc. Tập đoàn URS là một chuyên gia về quản lý và quy hoạch xây dựng quốc tế, đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán NewYork.
Và Berger/URS cũng dành được hợp đồng trị giá 10,8 triệu USD để phát triển lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng tại Irắc.

Mike O'Brien, Bộ trưởmg thương mại và đầu tư của Anh cho biết rất lấy làm “vui sướng” khi 7 bản hợp đồng tái thiết Irắc lần đầu này đã có các chủ đầu tư xứng đáng. Trong đó có hai đối tác của Anh là Foster Wheeler và Parsons-Brinkerhoff trong lĩnh vực năng lượng, còn đối tác thứ ba, Halcrow, đóng vai trò là nhà thầu phụ trong việc tái cung cấp nước tại Irắc.

“Đây chỉ là sự khởi động ban đầu. Anh là quốc gia thành thạo và tinh thông trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng, lĩnh vực mà sẽ được tập trung trong bản danh sách thứ hai sắp được công bố”, O’Brien cho biết.
Một khoản tiền khổng lồ khác trị giá khoảng 10 tỷ USD sẽ tiếp tục “vào túi” các công ty Mỹ và Anh trong thời gian tới.

Trước mắt, Mỹ và Anh đang lên danh sách tên các công ty sẽ trở thành chủ đầu tư trong những hợp đồng tái thiết Irắc mới. Ước tính lần thứ hai này sẽ có khoảng 10 bản Hợp đồng tái thiết được trao cho các công ty, tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD.

Một bản báo cáo ngắn về danh sách trên đã được Lầu năm góc thông qua. Theo đó, đô đốc đã về hưu, David Nash cho biết nhiệm vụ quản lý các chương trình, kế hoạch xây dựng lại Irắc được tập trung trong lần này, và tất nhiên sẽ có sự giới hạn, chỉ có các công ty trong phạm vi các quốc gia ủng hộ Mỹ tại cuộc chiến chống Irăc vừa qua mới được phép tham gia đấu thầu các bản Hợp đồng “béo bở” này.

“Mọi việc đang được tiến triển như đúng kế hoạch và một bản danh sách các công ty giành thắng lợi sẽ sớm được thiết lập”, Nash cho biết.

Larry Di Rita, người phát ngôn của Lầu năm góc tiết lộ dường như sẽ có thêm các công ty thuộc các quốc gia ngoài liên minh với Mỹ trong cuộc chiến Irắc được tham gia lần này. Nhưng đây vẫn chỉ là dự định và kết luận cụ thể thì chưa được quyết định. Các chuyên gia cho rằng sự tham gia của các công ty ngoài liên minh với Mỹ - Anh như trên rất khó có thể xảy ra, bởi không dễ dàng gì để chính phủ Mỹ và Anh “bỏ qua” các khoản lợi cho riêng mình.

Quỹ tài chính để phục vụ việc tái thiết Irắc lên đến 18,6 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Đây chỉ khoản tiền Mỹ bỏ ra, còn rất nhiều quốc gia khác cũng như các Tổ chức tài chính quốc tế đã cam kết đầu tư tái thiết Irắc. Dự tính tổng số tiền phục vụ tái thiết Irắc lên đến hơn 100 tỷ USD. Dường như số tiền này phần lớn sẽ vào “túi” của các công ty Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc ký kết các hợp đồng tái thiết Irắc đã gây ra nhiều tranh luận, đặc biệt là trong năm bầu cử tổng thống tại Mỹ khi mà Đảng dân chủ luôn chỉ trích chính phủ của Tổng thống Bush dành quá nhiều ưu đãi cho “bạn bè và người thân”. Quả thật, những hợp đồng sinh lợi nhất tại Irắc cho đến nay đều thuộc về những công ty cũ của phó tổng thống Dick Cheney như Halliburton Co,… Việc này đã dẫn đến một cuộc điều tra tội phạm của cơ quan chức năng Mỹ liệu có hay không việc công ty này quyết định giá quá đắt cho việc cung cấp một số năng lượng thiết yếu tại Irắc.

Tiến trình thoả thuận và quyết định ai là chủ của các Hợp đồng tái thiết Irắc luôn diễn ra một cách rắc rối và có phần không minh bạch. Dưới sự chỉ trích và phê phán của dư luận, tuần trước, quân đội Mỹ đã huỷ bỏ một hợp đồng trị giá 327 triệu USD đã được trao cho công ty Nour, có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ để trang bị vũ khí, khí tài cho lực lượng quân đội Irắc. Sự việc diễn ra sau khi “những người thua cuộc” phản đối bản Hợp đồng vì cho rằng Chủ tịch của Nour là người bạn thân với Ahmed Chalabi, một thành viên Hội đồng chính phủ lâm thời Irắc. Mới đây, Nour và một số thành viên chính phủ khác có liên quan đến việc sắp đặt các hợp đồng tái thiết đã phải trả lời trước Quốc Hội về vấn đề trên.

Bích Hường (Theo Bwportal/Reuters)
 
Ðề: Lợi nhuận đang “đổ đầy túi” các công ty Mỹ và Anh

Là sao đây ?
Sao ko thấy gì để đọc hết vậy ?
 
Ðề: Lợi nhuận đang “đổ đầy túi” các công ty Mỹ và Anh

Cả 2 bài post mới nhất của tui bình thường mà namtuoc! xem lại nha!
hết hồn tưởng bài mình post không có gì đáng đọc híc!
 
Ðề: Lợi nhuận đang “đổ đầy túi” các công ty Mỹ và Anh

Cả 2 bài post mới nhất của tui bình thường mà namtuoc! xem lại nha!
hết hồn tưởng bài mình post không có gì đáng đọc híc!

Ok !!!
Đọc được rồi. Do máy bị lõi nên kông hiển thị hết.
Xin lỗi nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top