Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Nhancotraoem

Member
Hội viên mới
BCTC có 1 khoản TS thuế thu nhập hoãn lại là 700 triệu do DN trích khấu hao nhanh. Nay thuế tính theo khung và phần ts thuế hoãn lại chỉ còn có 625tr. VD: trích khấu hao nhanh theo kế toán vượt khung là 2,8 tỷ
thuế xác định là 2,5 tỷ. giảm khấu hao tăng lãi là 300tr. Do mình tính thuế hoãn lại từ 2009 nên mình tính thuế suất TNDN là 25% nên nó là 700tr. Nay phần hoãn lại sẽ là 2,5 tỷ x 25% = 625tr, giảm 75tr.
Trên BCĐKT mình giảm CP khấu hao phần vượt khung và tỷ lệ tương ứng cho ts thuế thu nhập hoãn lại.
phần tài sản mình sẽ bị tăng sau điều chỉnh là: 300tr - 75tr = 225tr.

phần nguồn vốn:
thuế và các khoản fải nộp nhà nước sẽ tăng 75tr do phần lãi của 300 của fần khấu hao bị giảm.
lợi nhuận sau thuế chưa fân fối tăng 225tr.

Tổng nguồn vốn tăng 300tr, tổng tài sản tăng 225 tr, chênh lệch 75 tr. Mình nghĩ mãi không biết điều chỉnh như thế nào?? [you] thấy phải làm thế nào cho nó cân thì chỉ với:tapta:
(Mình lấy thuế suất 25% cho tròn số).:roile:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

vansi chưa hiểu r, báo cáo trưóc mình đã làm N243/C8212: 700r, nay sau kiểm tra điều chỉnh giảm thôi. Nhưng cũng cảm ơn vansi, mình sẽ ghi N347 75tr, cân rồi.
 
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

bạn ơi, bạn định khoản từ khi hạch toán vào TK ts thuế thu nhập DN hoãn lại đến lúc bạn điều chỉnh dùm mình đi.
 
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

BCTC có 1 khoản TS thuế thu nhập hoãn lại là 700 triệu do DN trích khấu hao nhanh. Nay thuế tính theo khung và phần ts thuế hoãn lại chỉ còn có 625tr. VD: trích khấu hao nhanh theo kế toán vượt khung là 2,8 tỷ
thuế xác định là 2,5 tỷ. giảm khấu hao tăng lãi là 300tr. Do mình tính thuế hoãn lại từ 2009 nên mình tính thuế suất TNDN là 25% nên nó là 700tr. Nay phần hoãn lại sẽ là 2,5 tỷ x 25% = 625tr, giảm 75tr.
Trên BCĐKT mình giảm CP khấu hao phần vượt khung và tỷ lệ tương ứng cho ts thuế thu nhập hoãn lại.
phần tài sản mình sẽ bị tăng sau điều chỉnh là: 300tr - 75tr = 225tr.

phần nguồn vốn:
thuế và các khoản fải nộp nhà nước sẽ tăng 75tr do phần lãi của 300 của fần khấu hao bị giảm.
lợi nhuận sau thuế chưa fân fối tăng 225tr.

Tổng nguồn vốn tăng 300tr, tổng tài sản tăng 225 tr, chênh lệch 75 tr. Mình nghĩ mãi không biết điều chỉnh như thế nào?? [you] thấy phải làm thế nào cho nó cân thì chỉ với:tapta:
(Mình lấy thuế suất 25% cho tròn số).:roile:
Bạn tham khảo trích dẫn sau và tôi tin chắc rằng bạn sẽ có câu trả lời và có phương án phù hợp:
4. So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm.
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch
5. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại
Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại
Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)
+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.
- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
6. So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm.
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
(7) Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:
+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Thứ tư, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do:
a) Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà Doanh nghiệp được quyền nhận trong năm đã được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng
b) Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty con, công ty liên kết, Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
8. Nghiệp vụ kinh tế kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
+ Nếu ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con. Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Giảm khoản mục “Thuế thu nhạp hoãn lại phải trả”
Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Tài sản thuế thu nhập hoãn.
+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được kháu trừ phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222”. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh do:
a) Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của Doanh nghiệp.
b) Doanh nhiệp được ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, vốn góp lien doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất
9. Kế toán nghiệp vụ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên Báo cáo tài chính hợp nhất
+ Nếu ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
+ Nếu ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”, “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, “Bảng xác định Tài sản thuế hoãn lại” đã được quy định rất cụ thể về mẫu biểu và phương pháp lập theo quy định của thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hạch toán một bút toán:
Nợ TK 8212 phần chênh lệc thuế giữa kế toán và thuế
Có TK 347
Bạn HT như thế là phần thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm. Còn TH của topic thì ngược lại số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm
N347/C8212: 75tr
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

BCTC có 1 khoản TS thuế thu nhập hoãn lại là 700 triệu do DN trích khấu hao nhanh. Nay thuế tính theo khung và phần ts thuế hoãn lại chỉ còn có 625tr. VD: trích khấu hao nhanh theo kế toán vượt khung là 2,8 tỷ
thuế xác định là 2,5 tỷ. giảm khấu hao tăng lãi là 300tr. Do mình tính thuế hoãn lại từ 2009 nên mình tính thuế suất TNDN là 25% nên nó là 700tr. Nay phần hoãn lại sẽ là 2,5 tỷ x 25% = 625tr, giảm 75tr.
Trên BCĐKT mình giảm CP khấu hao phần vượt khung và tỷ lệ tương ứng cho ts thuế thu nhập hoãn lại.
phần tài sản mình sẽ bị tăng sau điều chỉnh là: 300tr - 75tr = 225tr.
phần nguồn vốn:
thuế và các khoản fải nộp nhà nước sẽ tăng 75tr do phần lãi của 300 của fần khấu hao bị giảm.
lợi nhuận sau thuế chưa fân fối tăng 225tr.
Tổng nguồn vốn tăng 300tr, tổng tài sản tăng 225 tr, chênh lệch 75 tr. Mình nghĩ mãi không biết điều chỉnh như thế nào?? [you] thấy phải làm thế nào cho nó cân thì chỉ với:tapta:
(Mình lấy thuế suất 25% cho tròn số).:roile:

Bạn có thể diễn giải lại 1 lần nữa được không? Tôi đọc hoài mà vẫn chưa hiểu.
Tại sao bạn đã xác định phần vượt khung (chênh lệch tạm thời chịu thuế) là 2,8 tỷ mà cán bộ thuế lại đi chỉnh lại là 2,5 tỷ? Cán bộ nào rảnh dữ vậy?
Còn nữa, nếu xác định phần vượt khung chỉ là 2,5 tỷ thì lẽ ra phải tính giảm thuế TNDN chứ - sao ở đây bạn lại nói là tăng thuế?
Bởi vì trước đó bạn đã tính phần vượt khung là 2,8 tỷ -> tài sản thuế TNDN hoãn lại là 700tr, bạn đã định khoản
N8212/C333: 700 tr
N243/C8212: 700 tr
Nay thuế xác định lại phần vượt khung chỉ là 2,5 tỷ -> số dư TK Tài sản thuế TNDN hoãn lại phải là 625 tr -> bạn điều chỉnh giảm số dư 333 và 243
một khoản là 75tr.

Nói túm lại vẫn chưa hiểu tại sao cán bộ thuế lại kiểm tra phần kế toán khấu hao nhanh hay chậm (???).
Khấu hao nhanh hay chậm là việc của kế toán, cán bộ thuế chỉ cần kiểm tra số khấu hao có vượt khung hay không mà thôi, nếu vượt trên thì cắt lại, nếu vượt dưới thì bắt tính thêm chi phí khấu hao.
Có đâu cán bộ nào lại kéo giảm khấu hao khi bạn chưa vượt khung trên?
 
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Bạn có thể diễn giải lại 1 lần nữa được không? Tôi đọc hoài mà vẫn chưa hiểu.
Tại sao bạn đã xác định phần vượt khung (chênh lệch tạm thời chịu thuế) là 2,8 tỷ mà cán bộ thuế lại đi chỉnh lại là 2,5 tỷ? Cán bộ nào rảnh dữ vậy?
Còn nữa, nếu xác định phần vượt khung chỉ là 2,5 tỷ thì lẽ ra phải tính giảm thuế TNDN chứ - sao ở đây bạn lại nói là tăng thuế?
Bởi vì trước đó bạn đã tính phần vượt khung là 2,8 tỷ -> tài sản thuế TNDN hoãn lại là 700tr, bạn đã định khoản
N8212/C333: 700 tr
N243/C8212: 700 tr
Nay thuế xác định lại phần vượt khung chỉ là 2,5 tỷ -> số dư TK Tài sản thuế TNDN hoãn lại phải là 625 tr -> bạn điều chỉnh giảm số dư 333 và 243
một khoản là 75tr.

Nói túm lại vẫn chưa hiểu tại sao cán bộ thuế lại kiểm tra phần kế toán khấu hao nhanh hay chậm (???).
Khấu hao nhanh hay chậm là việc của kế toán, cán bộ thuế chỉ cần kiểm tra số khấu hao có vượt khung hay không mà thôi, nếu vượt trên thì cắt lại, nếu vượt dưới thì bắt tính thêm chi phí khấu hao.
Có đâu cán bộ nào lại kéo giảm khấu hao khi bạn chưa vượt khung trên?
Tôi nghĩ DN tính thuế TNDN hoãn lại trên 2.8 tỷ là do DN tạm tính nhưng khi cb Thuế tính theo khung hình tính thuế chỉ tính trên 2.5 tỷ là đúng rồi.
Và năm nay khi mình QT số thuế này thì mình HT N347/C8212 phần chênh lệch này là OK
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng X Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
• Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
• Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
• Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
 
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

trường hợp này ps chênh lệch tạm thời được khấu trừ 300 , thuế của phần cl này là 300*25%=75
Đk
N243:75
C8212:75
và ps thêm thuế phải nộp 75tr
N8211 :75
C3334:75
 
Ðề: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tôi nghĩ DN tính thuế TNDN hoãn lại trên 2.8 tỷ là do DN tạm tính nhưng khi cb Thuế tính theo khung hình tính thuế chỉ tính trên 2.5 tỷ là đúng rồi.
Và năm nay khi mình QT số thuế này thì mình HT N347/C8212 phần chênh lệch này là OK

Tôi diễn giải lại theo số liệu của chủ topic 1 lần nữa thử xem nha:

DN có 1 dàn máy trị giá 16 tỷ (tầm 1tr USD).
DN khấu hao nhanh, trong năm 2008 kế toán đã trích khấu hao 6 tỷ.
N627/C214: 6 tỷ
Kết quả kinh doanh: Lãi trước thuế là 100 tỷ, thuế 28%. Kế toán ghi:
N8211/C333: 28 tỷ

Theo tính toán của DN, khung thời gian khấu hao của tài sản loại này là 10 - 20 năm theo luật thuế hiện hành.
Như vậy DN được phép tính chi phí hợp lý mức khấu hao 2008 tôí đa là 2 lần mức khấu hao đường thẳng,
tức là được phép tính chi phí (16 tỷ / 10 năm) x 2 = 3,2 tỷ
=> Phần khấu hao vượt khung là 6 tỷ - 3,2 tỷ = 2,8 tỷ.
Như vậy trong năm 2008 kế toán đã hạch toán tiếp về thuế TNDN:
N8212/C333: 2,8 tỷ x 25% = 700tr
N243/C8212: 700tr

DN đã nộp thuế TNDN là 28 tỷ + 700 tr.

Chỗ không hiểu là:

BCTC có 1 khoản TS thuế thu nhập hoãn lại là 700 triệu do DN trích khấu hao nhanh. Nay thuế tính theo khung và phần ts thuế hoãn lại chỉ còn có 625tr. VD: trích khấu hao nhanh theo kế toán vượt khung là 2,8 tỷ
thuế xác định là 2,5 tỷ. giảm khấu hao tăng lãi là 300tr.

Như vậy thuế đã xác định mức khấu hao kế toán từ 6 tỷ giảm xuống còn 5,7 tỷ (???)
hay là thuế xác định mức khấu hao tối đa được phép theo quy định của thuế từ 3,2 tỷ tăng lên 3,5 tỷ (????)
Thuế đã xác định kế toán sai chỗ nào?

Ở câu:giảm khấu hao tăng lãi là 300tr
là không hợp lý.

Cho dù có giảm khấu hao kế toán từ 6 tỷ xuống 5,7 tỷ thì phần được phép tính chi phí hợp lý tối đa cũng vẫn chỉ là 3,2 tỷ.
Trong trường hợp này, dù sao thì phần thuế phải nộp cũng không thay đổi.
Nếu giảm khấu hao thì giảm Tài sản thuế hoãn lại, nhưng đồng thời cũng làm tăng thuế phải nộp vì giảm chi phí khấu hao, tăng lãi trước thuế.
Vậy thuế yêu cầu điều chỉnh làm gì?

Ngược lại, nếu thuế yêu cầu tính lại chi phí khấu hao tối đa được phép tăng từ 3,2tỷ lên 3,5tỷ thì thuế TNDN phải nộp năm 2008 sẽ giảm xuống.
Chuyện này khó có thể xảy ra.
Bởi vì 3,5 tỷ lúc này là mức "tối đa" được phép, mà DN chỉ tính 3,2 tỷ tức là chưa phạm phép nước mà??

---

Túm lại là tôi chưa hiểu nội dung topic này nên chưa có ý kiến gì.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top